Multimedia Đọc Báo in

Năm học mới lại bàn chuyện dạy thêm – học thêm

15:21, 20/09/2013
Năm học mới bắt đầu chưa được bao lâu, thế nhưng một số thầy cô giáo và học sinh đã tất bật với chuyện dạy thêm – học thêm.
 
Việc dạy và học này không chỉ diễn ra ở các lớp THCS và THPT mà ngay cả các em học sinh tiểu học cũng bắt đầu vào “cuộc đua”. Chị N.T.L (xã Hòa Thuận) có 3 đứa con đang học lớp 3, 7 và 11 phải đau đầu vì chuyện bỏ ra khoảng tiền gần 2 triệu đồng mỗi tháng để cho con đi học thêm băn khoăn nói: “Mấy tháng hè đã phải tốn một khoản tiền lớn cho các con đi học, bây giờ mới đầu năm học các thầy cô giáo lại mở lớp học thêm nên mấy đứa con nhà tôi đều năn nỉ mẹ cho đi học. Điều đáng nói ở đây là chúng đi học vì sợ bị “đì” chứ chẳng phải ham học gì cho đáng”. Có thể nói, việc dạy thêm – học thêm mặc dù diễn ra không quá rầm rộ, nhưng cũng đang công khai hoạt động. Nhiều học sinh đi học thêm tại nhà các giáo viên, nếu vì say mê học tập thì chẳng có gì phải chê trách, nhưng cũng có nhiều em do chạy theo phong trào, thấy bạn cùng lớp đi học thêm thì mình cũng bắt chước; lại có trường hợp nếu không học thêm giáo viên dạy bộ môn đó trên lớp thì sợ bị “đì” nên mặc dù học lực khá tốt vẫn phải “cố” đi học. Chị Thủy (phường Tân Thành) chia sẻ: “Năm học trước, con gái tôi (lớp 8) vì không học thêm môn Toán ở giáo viên dạy trên lớp mà đi học ở một giáo viên khác cháu cho là dạy tốt hơn, nên trong kỳ thi học kỳ mặc dù kết quả bài làm môn này đều đúng, nhưng giáo viên lại cho điểm không công tâm. Do đó, mới đầu năm học khi nghe mấy giáo viên bộ môn thông báo lịch dạy thêm thì cháu liền đăng ký đi học do rút kinh nghiệm của đợt trước”(!).

 

Cần chấn chỉnh việc dạy thêm - học thêm trái quy định.    (Ảnh minh họa).
Cần chấn chỉnh việc dạy thêm - học thêm trái quy định. (Ảnh minh họa).

Thực tế cho thấy, việc dạy thêm – học thêm là nhu cầu của xã hội, nhưng không phải phụ huynh hay học sinh nào cũng hào hứng. Để hoạt động này đi vào nền nếp, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dạy và học, thiết nghĩ trước hết mỗi giáo viên cần ý thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghiêm các quy định của ngành; phụ huynh và các em học sinh cần nhận thức đầy đủ về việc học thêm; các cơ quan chức năng cũng nên thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm ngăn chặn các trường hợp lạm dụng việc DTHT gây quá tải đối với học sinh.

Tam Giang


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.