Multimedia Đọc Báo in

Sửa đổi quy định mở ngành trình độ trung cấp chuyên nghiệp

17:20, 25/09/2013

Ngày 23-9, Bộ GD-ĐT có văn bản đề nghị các bộ, ngành; sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo công tác mở ngành và tuyển sinh đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN)  từ tháng 12-2011 đến tháng 9-2013 để chuẩn bị cho việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT ngày 11-11-2011 Quy định về điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ TCCN).

Việc sửa đổi này nhằm phù hợp với tình hình nhiệm vụ phát triển giáo dục TCCN hiện nay.

Nội dung báo cáo gồm: Tên ngành mới mở từ khi Thông tư 52 có hiệu lực tháng 12-2011 chia theo nhóm ngành; quy mô tuyển sinh ngành mới mở năm 2012 và đầu năm 2013; nhận xét, đánh giá về xu hướng mở ngành tại bộ, ngành, địa phương; những thuận lợi và khó khăn (quy trình, thủ tục mở ngành, tiêu chuẩn, điều kiện đội ngũ, cơ sở thực tập, kinh nghiệm phát triển chương trình đào tạo của trường…).

Lãnh đạo Trường Trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật Dak lak trao bằng tốt nghiệp cho học viên (Ảnh:minh họa)
Lãnh đạo Trường Trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật Dak lak trao bằng tốt nghiệp cho học viên (Ảnh:minh họa)

Sở GD-ĐT Dak Lak cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 11 trường, phân hiệu trường, cơ sở có đào tạo trình độ TCCN, chia theo 9 nhóm, khối ngành; trong đó có 5 phân hiệu ngoài công lập, gồm: Trung cấp Trường Sơn, Trung cấp Kinh tế-Công nghệ Tây Nguyên, Trung cấp Đam San, phân hiệu Trường Trung cấp Bách Nghệ Thanh Hóa và phân hiệu Trường Trung cấp Y Dược Hà Nam. Các trường TCCN đang tuyển sinh, đào tạo 38/39 mã ngành. Quy mô đào tạo trình độ TCCN phát triển tăng đều qua các năm, từ 5.066 học sinh năm 2010 đến năm 2012 là 6.326 học sinh. Riêng năm 2012, các trường và cơ sở có đào tạo trình độ TCCN đã tuyển mới được 3.029 học sinh, đạt tỷ lệ 64,58% và 237 học sinh hệ vừa học vừa làm. Ngoài ra, các trường TCCN còn liên kết đào tạo 4.665 chỉ tiêu.  

Nguyên Hoa
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.