Multimedia Đọc Báo in

Đôi điều mạn đàm về cách học, thi cử hiện nay

07:04, 12/10/2014
Có thể nói hiện nay việc học hành được đổi mới khá cơ bản so với trước đây, đó là người học không cần phải học thuộc quá nhiều theo kiểu “học vẹt” nữa.
 
Việc dạy và học hiện nay chủ yếu học phương pháp, học kỹ năng để nắm được kiến thức cơ bản để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống sôi động, muôn màu và biến đổi từng ngày. Song song với đó thì việc thi cử cũng được cải cách, đơn giản hơn chủ yếu đòi hỏi người học phải tư duy, đào sâu suy nghĩ nhằm đánh giá kiến thức theo chiều sâu. Theo đó, có khi đề thi cũng được ra theo kiểu đề mở và thí sinh được phép sử dụng tài liệu.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp người học ít dựa vào kiến thức, tư duy của mình mà thường là sử dụng tài liệu trên các trang mạng xã hội, trang điện tử để làm bài thi, viết khóa luận. Thậm chí, khi giáo viên đưa ra các tình huống và yêu cầu người học thảo luận, phân tích, cho ý kiến về một vấn đề nào đó thì người học cũng lấy kiến thức, bài viết, ý kiến của các chuyên gia từ trên các trang mạng xuống để thảo luận, theo kiểu “nói lại” kiến thức, ý kiến của người khác. Chính vì không tự mình học tập, nghiên cứu mà chỉ dựa vào tài liệu, thông tin trên mạng và kiến thức của người khác, do đó người học không tư duy, không động não và kết quả cuối cùng là không thu được kiến thức gì phục vụ cho công việc chuyên môn của mình, chứ chưa nói đến việc tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới. Bên cạnh đó, một tồn tại nghịch lý là những người tự mình học tập, tìm tòi, nghiên cứu để làm bài thi thì thường có kết quả học tập thấp hơn những người “lấy cắp”, sao chép kiến thức của người khác, vì dù sao đó cũng là kiến thức của các “giáo sư, tiến sĩ hoặc tài liệu, giáo trình” chép ra. Việc này trực tiếp làm cho chất lượng giáo dục, đào tạo không đạt được mục tiêu như mong muốn, làm cho học sinh, sinh viên như những “cỗ máy sao chép”, không có năng lực sáng tạo, tư duy. Điều đáng buồn hơn đó là nhiều trường hợp vì quá tin, quá dựa vào tài liệu, thông tin trên các trang mạng xã hội, các trang không chính thống nên dẫn đến có nhiều sai lệch trong nhận thức, tư duy và dẫn đến các hành động sai trái rất nguy hiểm.

Thiết nghĩ, trong giai đoạn công nghệ thông tin hiện nay, việc cải tiến cách học, cách thi cử là quan trọng, cần phải làm nhưng cũng cần có phương pháp cải tiến phù hợp. Nếu chúng ta cứ khuyến khích và chấp nhận kiểu học tập, nghiên cứu theo kiểu sao chép, truy cập trên mạng để làm đáp án, làm bài thi thì chắc chắn trong trong tương lai chúng ta sẽ không thể có một thế hệ trẻ có kiến thức, có trình độ cao và sáng tạo để có đủ sức, đủ tài đưa đất nước phát triển ngang tầm thời đại.

Phạm Văn Chung


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.