Multimedia Đọc Báo in

Trường học khổ vì... thiếu nước

12:10, 08/04/2015
Trường Tiểu học Ea H’leo thuộc xã Ea H’leo (huyện Ea H’leo) được thành lập năm 2008, hiện có 16 lớp với 600 học sinh và hơn 30 cán bộ, giáo viên.
 
Do kết cấu địa chất phức tạp, dưới lòng đất có nhiều đá ngầm nhà trường không thể đào được giếng nước bằng thủ công nên đã xây bể chứa nước mưa với dung tích khoảng 10 m 3 để sử dụng. Tuy nhiên, vào mùa khô hằng năm, nhất là trong những ngày nắng hạn gay gắt như hiện nay, giáo viên và học sinh nhà trường phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất tiện trong dạy và học.
Học sinh Trường Tiểu học Ea H’leo mang nước từ nhà đến tưới bồn hoa, cây cảnh của trường.
Học sinh Trường Tiểu học Ea H’leo mang nước từ nhà đến tưới bồn hoa, cây cảnh của trường.

Không có nước tưới nên các bồn hoa, cây cảnh mà thầy trò nhà trường dày công chăm sóc đã héo rũ, xác xơ.  Cũng vì  không có nước, nhà vệ sinh của nhà trường đành phải đóng cửa suốt 6 tháng mùa khô. Từ đầu mùa khô năm 2015 đến nay, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Ea H’leo vận động mỗi học sinh khi đi học mang theo 1 chai nước để tưới cho hoa, cây cảnh, song cách làm này cũng chỉ giữ độ ẩm, kéo dài sự sống cho hoa, cây cảnh rồi chờ trời mưa chứ không giúp cây phát triển được. Thầy Nguyễn Văn Tân, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Từ khi thành lập trường đến giờ, cả giáo viên, học sinh gặp nhiều khó khăn, bất tiện do thiếu nước. Đào giếng thì không được vì gặp nhiều tầng đá ngầm, thuê thợ dùng máy khoan giếng thì giá thành rất cao, hơn 100 triệu đồng, nhà trường không biết lấy đâu ra. Trường đã nhiều lần có tờ trình xin kinh phí từ chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa được giải quyết; huy động sự đóng góp của phụ huynh thì sai quy định và người dân ở đây cũng không có khả năng do điều kiện kinh tế còn khó khăn”.

 Ngọc Tài


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.