Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo "Giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp"

18:42, 27/06/2015
Ngày 26-6, Sở GD-ĐT tổ chức Hội thảo “Giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp”. 

Đến dự hội thảo có tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT); các chuyên gia, nhà khoa học của các viện, trường đại học; lãnh đạo một số trường trung cấp chuyên nghiệp khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Tại hội thảo, các đại biểu nghe các báo cáo tham luận: Đào tạo nguồn nhân lực trình độ trung cấp chuyên nghiệp theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp; Một số vấn đề đào tạo theo năng lực thực hiện trong đào tạo nhân lực y tế trung cấp; Đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của trường Trung cấp lâm nghiệp Tây Nguyên… Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã chia sẻ một số kinh nghiệm, mô hình đang triển khai tại đơn vị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Trong đó đáng chú ý là mô hình đào tạo gắn giữa nhà trường với doanh nghiệp, đào tạo theo năng lực thực hiện… 

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo
Theo ý kiến của một số đại biểu tham dự hội thảo, trong bối cảnh nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo ở nước ta ngày càng gia tăng, công tác đào tạo chưa đáp ứng  được nhu cầu xã hội, người học chưa thực sự quan tâm đến bậc học trung cấp chuyên nghiệp, thì việc thay đổi mô hình đào tạo theo hướng gắn “nhà trường với doanh nghiệp” là một trong những giải pháp phù hợp. Theo mô hình này, nhà trường và doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo dựa trên quan hệ hợp tác toàn diện có sự hỗ trợ từ cơ chế chính sách của Nhà nước nhằm tạo ra sự công bằng, bền vững. Cụ thể nhà trường chú trọng rèn luyện đạo đức, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản; còn doanh nghiệp đào tạo năng lực nghề nghiệp nâng cao, phát triển đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp cho người học phù hợp với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp. 
 
Nguyên Hoa

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.