Multimedia Đọc Báo in

Không thu lệ phí phúc khảo bài thi THPT quốc gia năm 2016

06:26, 29/05/2016

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản hướng dẫn nội dung quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ, nội dung và định mức chi tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia 2016 đối với các cơ sở giáo dục đại học được giao chủ trì cụm thi.

1
Thí sinh dự thi tại cụm thi Trường Đại học Tây Nguyên năm 2015. Ảnh minh họa

Theo đó, năm 2016 các trường đại học chủ trì cụm thi sẽ không thu lệ phí phúc khảo của thí sinh dự thi. Các khoản chi sẽ do ngân sách nhà nước hỗ trợ. Cụ thể mức hỗ trợ là: 25.000 đồng/môn thi (bình quân 5 môn thi là 125.000 đồng/thí sinh). Ngoài ra, ngân sách Trung ương hỗ trợ tiền công tác phí cho các cán bộ, giảng viên, học viên về các tỉnh để tổ chức thi tại các cụm thi đại học theo điều động của Bộ GD-.ĐT. Nguồn thu từ phí dự thi, dự tuyển 35.000 đồng/thí sinh được chuyển về các cụm thi đại học để tổ chức kỳ thi. Nguồn ngân sách địa phương chi trả cho các học sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2016, nhưng tham gia dự thi tại cụm thi đại học. Mức kinh phí ngân sách địa phương chi trả 60.000 đồng/môn thi/thí sinh. Trong trường hợp mức chi thực tế phục vụ kỳ thi vượt quá nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ và nguồn thu từ lệ phí tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đề nghị các trường đại học huy động từ nguồn thu hợp pháp của mình để thực hiện.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất, thí sinh có thể nộp đơn phúc khảo ở nhiều nơi; đăng ký dự thi ở đâu thì nộp đơn xin phúc khảo tại đó. Tất cả thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi.

Các đơn vị sẽ tiếp nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi (từ ngày 23-7 đến ngày 1-8). Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, hội đồng thi phải công bố kết quả phúc khảo.
 

Nguyên Hoa (Bộ GD-ĐT)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.