Multimedia Đọc Báo in

Nghị lực vượt khó của hai anh em nghèo hiếu học

07:54, 14/08/2016

Gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên hai anh em Nguyễn Hữu Tài (học sinh lớp 6A4 Trường THCS Nguyễn Tất Thành) và Nguyễn Hữu Hoàng Nguyên (học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái), trú tại thôn 1, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar đã sớm phải lao động phụ mẹ kiếm tiền, không được hồn nhiên vui chơi như bạn bè cùng trang lứa.

Bố của các em là anh Nguyễn Hữu Luận mắc bệnh suy thận nhiều năm, nay đã sang giai đoạn cuối. Căn bệnh hiểm nghèo của anh Luận  khiến cho kinh tế gia đình ngày càng suy kiệt, nhiều tài sản trong nhà lần lượt phải bán đi để lấy tiền chữa trị. Do thận của những người thân trong gia đình không phù hợp nên bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật thẩm phân màng bụng cho anh Luận để chạy thận nhân tạo. Thế nhưng, hơn 20 triệu đồng chi phí phẫu thuật là khoản tiền quá sức với khả năng của chị Cao Thị Phượng, vợ anh. Số tiền chị làm thuê hằng ngày kiếm được chỉ đủ cho việc mua gạo. Không có tiền, chị Phượng đành ngậm ngùi đưa anh Luận về nhà uống thuốc nam cầm cự.

Hai anh em Tài và Nguyên phụ mẹ đóng bì ươm cây giống.
Hai anh em Tài và Nguyên phụ mẹ đóng bì ươm cây giống.

Đối diện với hoàn cảnh khó khăn, anh em Tài và Nguyên dường như chín chắn, già trước tuổi. Tài rơm rớm nước mắt kể: “Trước đây, nhà cháu vay mượn vài chục triệu đồng chữa bệnh cho bố đến nay vẫn chưa có tiền trả. Cả gia đình cháu bữa đói bữa no. Nhiều hôm cả nhà phải nhịn ăn để dành tiền mua thuốc cho bố”. Biết hoàn cảnh nhà mình ngặt nghèo nên hai anh em luôn ngoan ngoãn, chăm chỉ, chịu khó. Ngoài giờ học trên lớp, hai anh em Tài và Nguyên còn tranh thủ phụ mẹ làm thuê đủ thứ việc để kiếm tiền mua gạo và thuốc men cho bố. Đặc biệt, dù khó khăn, vất vả như vậy nhưng cả hai anh em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi nhiều năm liền. Cô Nguyễn Thị Bích Thảo, giáo viên chủ nhiệm của Tài cho biết: “Mặc dù gia đình khó khăn, bố mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng trong quá trình học tập tại trường, em Nguyễn Hữu Tài rất chuyên cần, giỏi đều các môn. Không những thế, em còn tham gia đầy đủ mọi hoạt động của trường với tinh thần hăng hái, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè nếu như nằm trong khả năng của mình. Hiểu được những khó khăn, thiếu thốn của gia đình em, Ban Giám hiệu nhà trường đã miễn giảm nhiều khoản đóng góp và tặng quà những dịp lễ tết nhằm chia sẻ, động viên em tiếp tục vươn lên trong học tập”.

 Trung Hải


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.