Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số

23:24, 20/08/2016
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”.  
 
Mục đích của kế hoạch là nâng cao chất lượng, tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số đến trường tiểu học. 
 
Giáo viên Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng (huyện Krông Pắc) hướng dẫn các em học sinh dân tộc thiểu số học tiếng Việt.
Giáo viên Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng (huyện Krông Pắc) hướng dẫn các em học sinh dân tộc thiểu số học tiếng Việt.
 
Theo kế hoạch này, Bộ GD-ĐT có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện đề án, còn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trẻ em người dân tộc thiểu số có trách nhiệm: Chỉ đạo Sở GD-ĐT tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện đề án tại địa phương; bố trí kinh phí, trực tiếp triển khai và bảo đảm hiệu quả của đề án tại địa phương. Đồng thời, ban hành các cơ chế chính sách cần thiết của địa phương, đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn vốn hợp pháp khác để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương. Hỗ trợ giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc tại địa phương nơi giáo viên công tác; chỉ đạo bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực tăng cường tiếng Việt cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non dạy trẻ em người dân tộc thiểu số. Chỉ đạo việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của các trường mầm non, tiểu học có trẻ em người dân tộc thiểu số.
 
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em sinh sống, do đó việc dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm giúp các em học sinh nhanh chóng vượt qua rào cản ngôn ngữ để có thể nắm được nội dung các môn học trong trường tiểu học một cách thuận lợi tạo điều kiện cho các em học tiếp ở bậc sau, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
 
Nguyên Hoa 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.