Multimedia Đọc Báo in

Đẩy mạnh tư vấn để học sinh chọn nghề đúng hướng

15:08, 23/04/2017

Trước mỗi mùa thi, học sinh và cả phụ huynh luôn lo lắng, lúng túng khi quyết định cho con em mình học nghề gì, trường gì. Nỗi lo lắng thất nghiệp sau khi ra trường đè nặng sự lựa chọn của học sinh và gia đình.

Từ thực tế đó, các trường THPT cần coi tư vấn hướng nghiệp là hoạt động thường xuyên và đẩy mạnh trước kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng. Trước thực trạng thừa nhân lực như hiện nay, trong khi tư vấn, các trường cần đi sâu tư vấn về các con đường lập nghiệp, giúp các em và phụ huynh xóa bỏ quan điểm phải vào đại học hay phải vào được biên chế Nhà nước mới tốt…

Các chuyên gia tư vấn tuyển sinh của Bộ GD-ĐT đang
Các chuyên gia đến từ Bộ GD-ĐT đang tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2017 cho học sinh Đắk Lắk. Ảnh: N.Hoa

Bên cạnh đó, để tránh tình trạng học đại học theo trào lưu, các thầy cô giáo cần căn cứ vào lực học, thực tế nhu cầu nhân lực để khuyên các em nên học đại học hay học nghề. Các trường nên tìm hiểu về thực tiễn nhu cầu nhân lực, thế mạnh của địa phương, cơ hội ngành nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp để tư vấn cho học sinh.

Công tác tư vấn, hướng nghiệp cần được tổ chức thường xuyên tại các trường dưới nhiều hình thức. Ngoài đối tượng được tư vấn là học sinh thì cần tư vấn cho cả phụ huynh bởi họ là người quan trọng trong việc quyết định lựa chọn ngành nghề của học sinh.

Nguyễn Thế Lượng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.