Multimedia Đọc Báo in

Bảo đảm công bằng, khách quan trong công tác tổ chức thi THPT năm 2017

10:08, 17/06/2017

Một trong những nội dung được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng lưu ý với Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT quốc gia tỉnh Đắk Lắk tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh mới đây là sự công bằng, khách quan trong công tác tổ chức thi.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng phát biểu tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo thi tỉnh Đắk Lắk
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng phát biểu tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo thi tỉnh Đắk Lắk

Kỳ thi năm nay được giao cho các Sở GD-ĐT chủ trì. Địa điểm thi được đặt ở trường hoặc liên trường; kết quả thi được sử dụng để xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng. Do đó Thứ trưởng Hùng yêu cầu Ban Chỉ đạo thi tỉnh đặc biệt lưu ý công tác tổ chức coi thi, tránh tình trạng cán bộ coi thi “thương” học sinh 12 năm đèn sách hoặc vì thành tích sợ giảm tỷ lệ đỗ tốt nghiệp dẫn đến tình trạng nơi coi lỏng, nơi coi chặt sẽ không công bằng giữa thí sinh, giữa các địa phương.

Một vấn đề nữa mà Thứ trưởng Hùng lưu ý là cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng được Bộ điều động về tỉnh Đắk Lắk tham gia tổ chức thi phải phối hợp nhuần nhuyễn, kịp thời với Sở GD-ĐT trên tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả, sáng tạo, sát thực tế góp phần vào thành công kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017, tỉnh Đắk Lắk huy động 2.772 cán bộ, giáo viên, giảng viên làm công tác coi thi, trong đó gần 1.000 cán bộ coi thi đến từ 3 trường: Đại học Tây Nguyên, Đại học Buôn Ma Thuột, Đại học Duy Tân và Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk; bảo đảm đủ số lượng 50% cán bộ coi thi tại các phòng thi là giảng viên, chuyên viên đại học, cao đẳng.

Nguyên Hoa 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.