Multimedia Đọc Báo in

Người thầy giàu lòng thiện nguyện

09:04, 20/06/2017

Không phô trương mà âm thầm, lặng lẽ hỗ trợ, giúp đỡ, mang lại niềm vui cho những người không may rơi vào hoàn cảnh éo le, bất hạnh hay tật nguyền. Đó chính là những việc làm nhân ái của thầy Nguyễn Văn Trúc (giáo viên Trường THCS Cư Kty, xã Cư Kty, huyện Krông Bông).

Thầy  Nguyễn Văn Trúc (bìa phải) đến thăm gia đình hai em Đặng Văn Quý và Đặng Văn Lắm.
Thầy Nguyễn Văn Trúc (bìa phải) đến thăm gia đình hai em Đặng Văn Quý và Đặng Văn Lắm.

Gần 30 năm đứng trên bục giảng, thầy Trúc đã để lại ấn tượng trong nhiều thế hệ học trò Trường THCS Cư Kty về một người thầy ân cần, tận tụy, luôn gần gũi với học sinh. Với trái tim nhân ái của mình, bằng khả năng của mình, thầy đã vận động hỗ trợ, giúp đỡ nhiều học trò có hoàn cảnh khó khăn, những người gặp hoạn nạn, bất hạnh.

Như trường hợp của hai anh em học trò cũ của thầy Trúc là Đặng Văn Quý và Đặng Văn Lắm (thôn 4, xã Cư Kty, huyện Krông Bông): em Đặng Văn Lắm bị tai nạn điện phải cưa bỏ mất đôi tay, người anh Đặng Văn Quý thì mắc hội chứng thận hư, hoàn cảnh gia đình rất bi đát. Trước tình cảnh ấy, thầy Trúc đã đi khắp nơi vận động các tổ chức xã hội, tổ chức công đoàn, những nhóm thiện nguyện, các doanh nghiệp để hỗ trợ, giúp đỡ hai em vượt qua hoàn cảnh bất hạnh.

Thầy còn vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức thiện nguyện thường xuyên đến thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các xã vùng sâu, vùng xa của huyện trong các dịp lễ, tết. Thầy Trúc còn thành lập Ban liên lạc cựu học sinh Trường THCS Cư Kty nhằm tạo cầu nối để kêu gọi các học sinh thành đạt quyên góp tặng xe đạp cho các học sinh nghèo hiếu học của trường, đều đặn mỗi năm hơn 20 chiếc xe.

Không tiếc công sức, thời gian và tiền của để tham gia vào các hoạt động nhân ái nhằm giúp đỡ những người bất hạnh bởi với thầy Trúc, hoạt động thiện nguyện là một niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống.    

Vàng A Hiệp


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.