Multimedia Đọc Báo in

Tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

17:35, 19/06/2017

Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH​ quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 24-7-2017.

Thông tư này được áp dụng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị, cá nhân có liên quan.

de-tay-nguyen-khong-con-la-vung-trung-ve-day-nghe.jpg
Học sinh ngành May mặc Trường Cao đẳng Nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên thực hành nghề. Ảnh minh họa

Thông tư đưa ra 8 tiêu chí đánh giá trung tâm giáo dục nghề nghiệp gồm: Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý; Hoạt động đào tạo; Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động; Chương trình, giáo trình; Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; Quản lý tài chính; Dịch vụ người học; Giám sát, đánh giá chất lượng.

Đánh giá trường trung cấp, trường cao đẳng, ngoài 8 tiêu chí trên, Thông tư còn đưa ra thêm 1 tiêu chí là nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế.

Cũng theo Thông tư có 7 tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo trình độ sơ cấp gồm: Mục tiêu và tài chính; Hoạt động đào tạo; Nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; Chương trình, giáo trình; Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; Dịch vụ cho người học; Giám sát, đánh giá chất lượng.

Chương trình đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng cũng có 7 tiêu chí đánh giá gồm: Mục tiêu, quản lý và tài chính; Hoạt động đào tạo; Nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; Chương trình, giáo trình; Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện; Dịch vụ cho người học; Giám sát, đánh giá chất lượng.

Nguyên Hoa (Nguồn Chinhphu.vn)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.