Multimedia Đọc Báo in

Nữ nhà giáo tận tâm với nghề

08:06, 18/05/2018

Phát huy vai trò của một đảng viên, cô Thái Thị Thành Yên, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (TP. Buôn Ma Thuột) luôn suy nghĩ, tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực học tập nâng cao trình độ.

Là giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh gần 20 năm, cô Yên nhận thấy rất nhiều học sinh THPT vẫn chưa coi trọng môn học này. Vì vậy, năm học 2016 - 2017, cô Yên viết đề tài “Tiến trình dạy Warm - Up giúp học sinh lớp 11 Trường THPT Lê Quý Đôn đam mê trong giờ học tiếng Anh thông qua một số trò chơi” và đoạt giải Nhất sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh. Sáng kiến này vừa giúp các em đam mê, hứng thú hơn với môn học vừa phát triển thêm một số kỹ năng giao tiếp, sinh hoạt nhóm, củng cố từ, ngữ pháp, ghi nhớ bài học ngay tại lớp.

Cô Thái Thị Thành Yên trong giờ dạy môn tiếng Anh tại Trường THPT Lê Quý Đôn.
Cô Thái Thị Thành Yên trong giờ dạy môn tiếng Anh tại Trường THPT Lê Quý Đôn.

Với trách nhiệm của một Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ, Phó Bí thư chi bộ, cô Yên luôn gần gũi giúp đỡ đồng nghiệp, bồi dưỡng, giới thiệu quần chúng ưu tú tạo nguồn phát triển Đảng cho chi bộ; khuyến khích, động viên các thầy cô giáo trong tổ tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, thiết kế bài giảng trên giáo án điện tử… Nhờ vậy, Tổ Ngoại ngữ luôn có học sinh đoạt giải trong các kỳ thi cấp tỉnh, quốc gia.

Không chỉ nhiệt tình, phát huy trách nhiệm trong công tác chuyên môn, cô Yên còn tích cực tham gia hoạt động xã hội như: vận động các đoàn viên, nữ công đóng góp tiền, sách vở, quần áo, dụng cụ học tập để tặng quà cho hộ nghèo và học sinh các trường khó khăn. “Phát huy trách nhiệm của người đảng viên theo lời dạy của Bác đã giúp tôi gặt hái nhiều thành công trong công việc, được các cấp ngành ghi nhận, đánh giá cao. Và niềm vui lớn nhất đối với một nhà giáo là các thế hệ học trò của mình đã trưởng thành, khẳng định được chỗ đứng trong xã hội”, cô Yên chia sẻ.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.