Multimedia Đọc Báo in

Việt Nam có thêm 5 trường đại học được xếp hạng trên bảng các đại học châu Á

21:03, 26/10/2018

Theo Bảng xếp hạng đại học châu Á của Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS), Anh Quốc, năm 2019, Việt Nam có 7 trường đại học.

Đó là Đại học Quốc gia Hà Nội,  Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa  Hà Nội,  Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Cần Thơ,  Đại học Đà Nẵng và Đại học Huế. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp thứ nhất (trong các trường đại học của Việt Nam) với vị trí 124, tăng 15 bậc so với vị trí 139 năm 2018.

Bảng xếp hạng năm nay đã mở rộng tới 505 trường với 92 trường lần đầu tiên được xuất hiện, trong số này có Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

 Cơ sở của Đại học Quốc gia Hà Nội (ở đường Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Internet
Cơ sở của Đại học Quốc gia Hà Nội (ở đường Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Internet

Tháng 6-2018 vừa qua, Tổ chức xếp hạng QS cũng đã công bố kết quả xếp hạng thế giới năm 2019. Theo đó, lần đầu tiên 2 đại học quốc gia của Việt Nam có tên trong top 1.000 các đại học hàng đầu thế giới. Mặc dù kết quả còn khá kiêm tốn nhưng đây là một bước tiến dài trong quá trình hội nhập của đại học Việt Nam.

Năm 2013, Việt Nam mới chỉ có 2 đại học quốc gia có tên trong nhóm 201+ của bảng xếp hạng. Sau 5 năm, Đại học quốc gia Hà Nội đã vượt lên hơn 76 bậc và Việt Nam đã có thêm 5 trường đại học được xếp hạng.

Năm nay, các vị trí trong top 10 có sự chuyển biến nhẹ. Viện Công nghệ Massachusetts của Mỹ xếp thứ nhất. Các trường khác là Đại học Stanford, Đại học Harvard và Viện Công nghệ California giữ các vị trí tiếp theo.

Đại học Cambridge bị Đại học Oxford vượt qua và chỉ xếp vị trí thứ 6. Những cái tên tiếp theo trong top 10 lần lượt là Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ (từ vị trí 10 lên 7), Đại học Hoàng gia London (8), Đại học Chicago (9) và Đại học College London (từ 7 xuống 10).

Đại học Quốc gia Singapore có cú vượt dòng ngoạn mục, từ vị trí 15 vào năm ngoái lên vị trí thứ 11. Đại học Công nghệ Nanyang tụt một hạng, giữ vị trí thứ 12. Singapore cũng là quốc gia châu Á đạt thứ hạng cao nhất trong bảng xếp hạng này. Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) xếp  thứ 17. Đại học Tokyo (Nhật Bản) đứng thứ 23.

Xét về tổng thể, các trường đại học của Mỹ chủ yếu tăng hạng so với năm ngoái. Trong khi đó, Australia bị đánh bật ra khỏi top 20 nhưng các vị trí khác trong xếp hạng 100 đều giữ nguyên hoặc được cải thiện.

 

  N. Hoa (tổng hợp)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.