Multimedia Đọc Báo in

Gặp mặt cán bộ, giáo viên kháng chiến và công tác ở Ty Giáo dục Đắk Lắk trước năm 1976

17:04, 01/11/2019
Nhân kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 – 20-11-2019), sáng 1-11, Ban Liên lạc cán bộ, giáo viên kháng chiến tại Đắk Lắk đã tổ chức gặp mặt cán bộ, giáo viên kháng chiến và công tác ở Ty Giáo dục Đắk Lắk trước năm 1976. 
 
Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã ôn lại truyền thống ngành Giáo dục Đắk Lắk trước năm 1976. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (trước 1954) Đắk Lắk tuy chưa có tổ chức ngành GD-ĐT, nhưng Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh đã gửi con em đồng bào đào tạo ở hai trường miền tây Phú Yên (vùng giải phóng). 
 
Đại biểu tham dự buổi gặp mặt.
Đại biểu tham dự buổi gặp mặt.
 
Năm 1962 Tiểu ban Giáo dục tỉnh được hình thành, đến năm 1965 có văn phòng riêng (tiền thân của Sở GD-ĐT ngày nay), mở ra dấu mốc mới cho sự nghiệp giáo dục Đắk Lắk. Đến năm 1976, bộ máy Giáo dục từ tỉnh xuống huyện được thành lập ổn định.
 
Trong những ngày đầu gian khó ấy, các cán bộ, giáo viên vừa gây dựng phong trào dạy học, vừa tham gia sản xuất, chiến đấu. Những tấm gương anh dũng hy sinh cũng như sức chịu đựng, kiên trung của các nhà giáo lão thành cách mạng là tấm gương sáng, bồi đắp truyền thống của ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk; truyền lửa cho thế hệ nhà giáo hiện tại và mai sau vượt lên mọi khó khăn gian khổ để làm tròn sứ mệnh "trồng người".
 
Đồng chí Ama HOanh, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cung cấp thêm thông tin về ngành GD-ĐT trước năm 1976.
Đồng chí Ama H'Oanh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy cung cấp thêm thông tin về ngành GD-ĐT trước năm 1976.
 
Bên cạnh việc ôn lại truyền thống và những kỷ niệm một thời thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục trong khói lửa chiến tranh, các đại biểu cũng đã đóng góp nhiều ý kiến, cung cấp thông tin để các thế hệ cán bộ quản lý của ngành GD-ĐT hiện tại được hiểu thêm và tự hào hơn về giai đoạn gian khổ nhưng hào hùng của thế hệ cha anh đi trước…
 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.