Multimedia Đọc Báo in

Xuất hiện văn bản giả mạo cho học sinh nghỉ học phòng, chống dịch Covid-19

21:35, 17/02/2021
Chiều 17-2, một hình chụp văn bản giả mạo công văn của Sở GD-ĐT được lan truyền trên mạng xã hội với thông tin UBND tỉnh đồng ý cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu đến hết ngày 28-2-2021.
 
Công văn này cũng ghi: Giao Sở GD-ĐT chỉ đạo, hướng dẫn tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi sang hình thức dạy và học trực tuyến phù hợp; cùng một số thông tin khác về yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn… Người ký công văn là Giám đốc Sở GD-ĐT Phạm Đăng Khoa.
 
Hình ảnh văn bản giả, thông tin về học sinh, sinh viên nghỉ học được lan truyền trên mạng xã hội.
Hình ảnh văn bản giả mạo, phản ánh nội dung về học sinh, sinh viên nghỉ học được lan truyền trên mạng xã hội.
 
Trước thông tin trên, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Thái Thị Mỹ Bình khẳng định: Sở GD-ĐT không ban hành công văn này. Bức ảnh về văn bản trên là giả mạo, đã được đối tượng chỉnh sửa, cắt ghép và đăng tải phản ánh nội dung sai sự thật. Do vậy khuyến cáo cộng đồng mạng không phát tán, đưa thông tin từ các nguồn không chính thống, gây bất ổn cho xã hội.
 
Trước đó, Sở GD-ĐT đã có Công văn số 165/SGDĐT-VP về việc học sinh, sinh viên đi học trở lại sau Tết Nguyên đán Tân Sửu. Theo đó, trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, học viên (HSSV) các cơ sở GD-ĐT trên địa bàn tỉnh đi học trở lại từ ngày 17-2 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Tân Sửu) sau thời gian nghỉ học phòng, chống dịch Covid-19 và nghỉ Tết Nguyên đán. Trong ngày đi học đầu tiên, tỷ lệ học sinh khối THPT đi học trở lại đạt khoảng 96%; các cấp học THCS, tiểu học, mầm non đạt tỷ lệ thấp hơn do nhiều phụ huynh xin nghỉ học cho con em đến hết tuần.
 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.