Multimedia Đọc Báo in

200 tay vợt dự Giải Quần vợt năng khiếu toàn quốc năm 2015

16:34, 21/06/2015

Sáng 21-6, tại TP. Buôn Ma Thuột, Liên đoàn Quần vợt Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao-Du lịch Dak Lak tổ chức Lễ khai mạc Giải Quần vợt năng khiếu toàn quốc năm 2015.

Tham dự Lễ khai mạc có: Phó Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt tỉnh Dak Lak Nguyễn Hữu Lượng; Trưởng Bộ môn Quần vợt (Tổng cục Thể dục-Thể thao) Đoàn Quốc Cường; Giám đốc Sở VH-TT-DL Dak Lak Y Wái Byă...

Các đoàn vận động viên tham gia Giải.

Giải Quần vợt năng khiếu toàn quốc năm 2015 diễn ra trong thời gian 1 tuần (từ ngày 21 đến 27-6), với sự tham gia của 200 vận động viên đến từ 23 đơn vị tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc gồm: Đồng Nai, Kiên Giang, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bắc Giang, Sóc Trăng, Quân đội Nhân dân, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lào Cai, Bình Dương, Sơn La, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Phú Thọ, Lạng Sơn, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Dak Lak và 2 Câu lạc bộ Quang Phước (Tây Đô – Cần Thơ), Khánh Hưng (Sóc Trăng).

Các đơn vị tham gia tranh tài 14 bộ Huy chương ở các nội dung: đơn (nam, nữ) lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng là U10, U12, U14, U16, U18 và đôi (nam, nữ) lứa tuổi U16, U18.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt tỉnh Dak Lak Nguyễn Hữu Lượng tặng hoa, cờ lưu niệm các đoàn vận động viên.

Giải Quần vợt năng khiếu toàn quốc là giải đấu nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia được tổ chức thường niên nhằm tạo điều kiện cho các vân động viên trẻ có cơ hội thi đấu cọ xát, nâng cao trình độ chuyên môn, giao lưu và học hỏi lẫn nhau; qua đó, giúp Liên đoàn Quần vợt Việt Nam lựa chọn những vận động viên chất lượng để bổ sung vào đội tuyển quần vợt trẻ quốc gia.

Ngay sau lễ khai mạc, các nội dung đơn nam, đơn nữ lứa tuổi nhi đồng U10 đã bước vào thi đấu vòng loại.

Dự kiến, Giải sẽ bế mạc và trao giải vào chiều 27-6.

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.