Multimedia Đọc Báo in

Hơn 500 vận động viên tham gia Giải Việt dã tỉnh Đắk Lắk lần thứ XXXIV năm 2016

11:49, 19/03/2016

Ngày 19-3, tại Quảng trường 10-3 (TP. Buôn Ma Thuột), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục-Đào tạo và Tỉnh Đoàn đã phối hợp tổ chức Giải Việt dã tỉnh Đắk Lắk lần thứ XXXIV năm 2016.

Tham gia Giải có 527 vận động viên (VĐV) đến từ 17 đoàn thuộc các huyện, thị xã, thành phố, trường học, lực lượng vũ trang và các tổ chức cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh; tranh tài ở các nội dung đồng đội và cá nhân nam, nữ của 3 hệ thống giải: Giải phong trào (4 km nam và 2 km nữ), giải trẻ (4 km nam và 2 km nữ), giải chính (5 km nam và 3 km nữ). Giải năm nay là một hoạt động có ý nghĩa hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2016; chào mừng Kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ((26-3-1931 – 26-3-2016); 70 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27-3-1946 – 27-3-2016); tiến tới Kỷ niệm 41 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc (30-4-1975 – 30-4-2016)...

Phó Giám đốc Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Phó trưởng Ban tổ chức Giải Phạm Tâm Thanh phát biểu khai mạc.

Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đoàn VĐV.

Kết quả, giải Nhất toàn đoàn hệ thống giải phong trào thuộc về Huyện Đoàn Lắk; Nhì: Đại học Tây Nguyên; Ba: Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Giải Nhất toàn đoàn hệ thống giải trẻ và giải chính thuộc về huyện Ea Kar; Nhì: huyện Ea H’leo và Ba: huyện Krông Năng.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích cho các cá nhân và tập thể đạt thành tích cao ở các nội dung thi đấu.

Một số hình ảnh Giải Việt dã tỉnh Đắk Lắk lần thứ XXXIV năm 2016:

Xuất phát ở nội dung 2 km nữ phong trào.

Các VĐV chuyên nghiệp và năng khiếu xuất phát ở nội dung 5 km nam ở hệ thống Giải chính.

Ban tổ chức trao Giải nội dung 4 km nam ở hệ thống giải trẻ.

Thế Hùng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.