Multimedia Đọc Báo in

Hội thao báo chí khu vực Tây Nguyên lần thứ VIII, năm 2018

18:09, 26/05/2018
Trong 2 ngày (25 và 26-5), tại TP. Buôn Ma Thuột, Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk đã đăng cai tổ chức Hội thao báo chí khu vực Tây Nguyên lần thứ VIII, năm 2018.
 
Tham dự hội thao có gần 100 vận động viên đến từ Hội Nhà báo các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông và chủ nhà Đắk Lắk. Các vận động viên tranh tài ở các môn: bóng đá nam mini, bóng bàn (nội dung đơn nam, đơn nữ, đôi nam nữ), cầu lông (nội dung đơn nam, đơn nữ, đôi nam nữ) và môn kéo co. 
 

Một pha tấn công của cầu thủ Đắk Nông (áo đỏ) trong trận chung kết gặp đội Gia Lai.

Kết quả ở môn bóng đá, đội Gia Lai đã gặp Đắk Nông trong trận chung kết và vượt qua đội này với tỷ số 4-2 để lên ngôi vô địch. Đội Đắk Nông xếp vị trí thứ Nhì. Trước đó, trong trận tranh hạng Ba, đội Kon Tum đã vượt qua Lâm Đồng với tỷ số 4-1 để đoạt huy chương Đồng. 

Các vận động viên thi đấu môn kéo co.

 
Ở môn kéo co, đội Đắk Nông đã giành giải Nhất, đội Gia Lai giành giải Nhì và chủ nhà Đắk Lắk xếp hạng Ba.
 

Đồng chí Nguyễn Văn Phú, Tổng Biên tập Báo Đắk Lắk, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Đắk Lắk  trao huy chương cho các vận động viên đạt thành tích cao ở môn cầu lông, nội dung đơn nữ.

 
Ban tổ chức còn trao 6 bộ huy chương cho các vận động viên đoạt thành tích cao ở 2 môn cầu lông và bóng bàn. 
 
Hội thao được tổ chức thường niên, nhằm tạo sân chơi cho đội ngũ những người làm báo giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, rèn luyện sức khỏe và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ bạn bè đồng nghiệp.
 

Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk Y Tuin Kmăn (bìa phải) trao Cờ luân lưu cho lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông, đơn vị đăng cai giải năm 2019.

 
Hội thao báo chí khu vực Tây Nguyên lần thứ IX, năm 2019 sẽ do Hội Nhà báo Đắk Nông đăng cai tổ chức. 
 
Đăng Triều
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.