Multimedia Đọc Báo in

Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2019: Đội tuyển nữ Đắk Lắk xếp ở bảng B

19:58, 15/03/2019
Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam vừa tiến hành bốc thăm, xếp lịch thi đấu Giải bóng chuyền Vô địch quốc gia năm 2019.  
 
Theo đó giải năm nay có 20 đội bóng tham dự, gồm 10 đội nam và 10 đội nữ. Các đội chia làm hai bảng đấu. Bảng A nữ gồm Kinh Bắc - Bắc Ninh, Mikado Thái Bình, VTV Bình Điền Long An, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Hóa chất Đức Giang Hà Nội. Đội tuyển bóng chuyền nữ Đắk Lắk rơi vào bảng B cùng các đội Thông tin Liên Việt Post Bank, Tiến Nông Thanh Hóa, Kingphar Quảng Ninh và Truyền hình Vĩnh Long. Nhìn vào bảng B, ngoài đội quá mạnh là Thông tin Liên Việt Post Bank thì Đắk Lắk sẽ có cơ hội tìm kiếm các điểm số trước Tiến Nông Thanh Hóa, Kingphar Quảng Ninh và đối thủ đầy duyên nợ là Truyền hình Vĩnh Long.
 

Các cô gái của đội tuyển bóng chuyền Đắk Lắk tự tin tại lễ xuất quân tham dự giải.

 
Còn ở bảng nam, bảng A gồm: Biên phòng, TP Hồ Chí Minh, Sanest Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Xổ số kiến thiết Vĩnh Long. Bảng B gồm: Thể Công, Tràng An Ninh Bình, Long An, Bến Tre, Vật liệu xây dựng Bình Dương.
 
Vòng 1 của giải được tổ chức từ ngày 3 đến 7-4 tại Bắc Ninh (bảng A) và Ninh Bình (bảng B), vòng 2 và vòng chung kết xếp hạng diễn ra từ ngày 6 đến 20-10 tại Long An.
 
Đây là giải đấu cao nhất nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, góp phần xác định, tuyển chọn các vận động viên vào đội tuyển và đội tuyển trẻ quốc gia thực hiện nhiệm vụ tại các đấu trường quốc tế. Giải năm nay có tổng giá trị 436 triệu đồng, trong đó đội Vô địch được thưởng 100 triệu đồng, đội Nhì 70 triệu đồng, đội Ba 30 triệu đồng và đội Khuyến khích 10 triệu đồng. Ngoài ra Ban tổ chức còn trao một số giải cá nhân dành cho vận động viên tấn công, chuyền hai, phòng thủ xuất sắc và tổ trọng tài xuất sắc.
 
Đăng Triều
 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.