Multimedia Đọc Báo in

Giải vô địch bóng đá futsal nam lần thứ II-2019: Câu lạc bộ 100 Beer đăng quang ngôi Vô địch

23:28, 15/12/2019
Diễn ra t ừ ngày 6 đến 15-12  tại Nhà thi đấu tỉnh ,  Giải vô địch bóng đá futsal nam lần thứ II-2019 đã khép lại với trận chung kết, tranh chức Vô địch giữa hai đội Câu lạc bộ OCB và 100 Beer.
 
Trong trận đấu này, Câu lạc bộ 100 Beer là đội có khởi đầu tốt hơn, khi vươn lên dẫn trước đội bạn 2-0 ở hiệp thứ nhất. Bước sang hiệp thứ hai, Câu lạc bộ OCB vùng lên tấn công mạnh mẽ và có bàn rút ngắn tỷ số xuống 2-1 vào giữa hiệp hai, tuy nhiên thời gian còn lại quá ngắn không đủ để các chân sút của OCB ghi thêm bàn thắng gỡ hòa nên đành chấp nhận xếp vị trí Á quân. Câu lạc bộ 100 Beer đoạt chức Vô địch. 
 
m
Một pha dàn xếp đá phạt của các cầu thủ OCB (áo xanh trắng).
 
Trước đó đã diễn ra trận tranh hạng ba - tư giữa Câu lạc bộ Star Sport và FC Tây Nguyên, với phần thắng nghiêng về FC Tây Nguyên sau khi đội bóng với 100% cầu thủ là người dân tộc thiểu số này chiến thắng trên loạt sút luân lưu với tỷ số 3-2.
 
 Với 9 bàn thắng ghi được tại giải, chân sút Y Kiza Byă (FC Tây Nguyên) đoạt danh hiệu Vua phá lưới. Danh hiệu thủ môn xuất sắc thuộc về Phạm Minh Trí (Câu lạc bộ OCB).
 
a
Ban tổ chức trao giải cho các đội có thành tích cao.
 
Giải vô địch bóng đá futsal nam lần thứ II-2019 quy tụ 12 đội bóng futsal mạnh hàng đầu của tỉnh hiện nay, gồm: Vinh Đông Y, Huỳnh Lâm, Krông Ana, FC Tây Nguyên, Hoài Bão, Ea Súp, Bảo Hoàng, OCB, Cư Kuin, Krông Búk, 100 Beer, Star Sport. Giải được tổ chức dưới hình thức xã hội hóa, tạo cơ hội cho các cầu thủ phong trào thi đấu giao lưu, cọ xát, thúc đẩy môn bóng đá mini trên địa bàn tỉnh phát triển.
 
Đăng Triều
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.