Multimedia Đọc Báo in

Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2021: Đội bóng chuyền nữ Đắk Lắk xếp cuối bảng

19:57, 15/04/2021

Vòng 1, bảng B nữ, Giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2021 đã chính thức khép lại sau gần một tuần tranh tài sôi nổi (từ ngày 10 đến 15-4) tại Hà Nội.

Kết quả đội tuyển bóng chuyền nữ Đắk Lắk đã toàn thua cả 4 trận trước các đội: Kinh Bắc  - Bắc Ninh (đội đoạt hạng 3 mùa giải 2020), Hóa chất Đức Giang Hà Nội (đội Á quân mùa giải 2020), VTV Bình Điền Long An (đội vừa lên ngôi vô địch giải bóng chuyền Hoa Lư 2021) và tân binh Thái Bình (đội vô địch Giải bóng chuyền hạng A toàn quốc 2020). Đội tuyển bóng chuyền nữ Đắk Lắk cũng không ghi được điểm số nào bởi toàn thua 3 séc trắng và xếp cuối bảng.

1
Chủ công, đội trưởng Đội bóng chuyền nữ tỉnh H'Mia Êban (số 7) và phụ công số 15 Nguyễn Thị Trinh sẽ phải phấn đấu rất nhiều ở vòng 2.

Kết quả trên là điều đã được dự báo trước, bởi bước vào mùa giải 2021, đội quân của Huấn luyện viên Trần Đăng Thành có nhiều xáo trộn về mặt nhân sự sau khi chuyền 2 Đặng Thu Huyền trở về đội bóng cũ Bộ Tư lệnh Thông tin và giải nghệ. Trong khi đó tân binh Lê Thị Ánh Nguyệt vừa cập bến thế chỗ Đặng Thu Huyền chưa thật sự thích nghi, hòa nhập với lối chơi của cả đội. Sức mạnh của Đắk Lắk càng suy giảm khi phụ công, tuyển thủ quốc gia Nguyễn Thị Trinh chưa bình phục hẳn chấn thương, không thể thi đấu với 100% khả năng, còn chủ công, đội trưởng của đội H'Mia Êban cũng không có phong độ tốt nhất.

Chắc chắn thầy trò Huấn luyện viên Trần Đăng Thành sẽ còn rất nhiều việc phải làm ở vòng 2, trong đó việc trước mắt là phải tăng cường, bổ sung lực lượng nếu muốn ở lại giải đấu đỉnh cao nhất của bóng chuyền Việt Nam mùa giải 2022.

Đăng Triều

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.