Ông F.Fillon được tái bổ nhiệm làm Thủ tướng, bước đệm của Tổng thống Pháp
17:45, 15/11/2010
Theo AFP, chỉ vài giờ sau khi chính phủ của Thủ tướng Pháp Francois Fillon từ chức nhằm mở đường cho cuộc cải tổ nội các tại nước này, Tổng thống Nicolas Sarkozy ngày 14-11 đã tái bổ nhiệm ông F.Fillon giữ chức Thủ tướng và yêu cầu ông thành lập một chính phủ mới.
Tối 14-11, tại Điện Élysée, Chánh văn phòng Tổng thống Pháp Claude Guéant, đã thay mặt Tổng thống Nicolas Sarkozy công bố thành phần chính phủ mới của Thủ tướng vừa được tái bổ nhiệm François Fillon.
Nội các mới gồm 30 thành viên (22 bộ trưởng và tám quốc vụ khanh) trong đó có 11 gương mặt nữ và đa số thành phần trong nội các là thành viên đảng Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) cánh hữu cầm quyền. Nội các mới được nhận xét là ít "cồng kềnh" hơn so với nội các 37 người trước đó.
Trong chính phủ mới, sự trở lại của nhà chính trị cánh hữu gây được sự chú ý là ông Alain Juppé, cựu Thủ tướng (trong chính phủ dưới thời Tổng thống Giắc Sirắc) và hiện là thị trưởng thành phố Bordeaux. Ông được cử giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và Cựu chiến binh và với chức vụ này ông được coi là nhân vật đứng thứ hai trong chính phủ.
Bà Michèle Alliot-Marie, Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ vừa từ chức, được cử giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao cùng các vấn đề châu Âu và trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Pháp.
Một số vị bộ trưởng trong chính phủ trước đó vẫn được lưu nhiệm, như Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp Christine Lagarde; Bộ trưởng Nội vụ, Lãnh thổ hải ngoại, các đơn vị hành chính lãnh thổ và nhập cư Brice Hortefeux; Bộ trưởng Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Valérie Pécresse.
Trước khi công bố thành phần chính phủ mới, trong một thông cáo báo chí, Thủ tướng Pháp François Fillon cam kết tiếp tục nỗ lực đưa đất nước bước sang một giai đoạn mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo việc làm, tăng cường đoàn kết và đảm bảo an ninh cho người dân Pháp.
Tối 14-11, tại Điện Élysée, Chánh văn phòng Tổng thống Pháp Claude Guéant, đã thay mặt Tổng thống Nicolas Sarkozy công bố thành phần chính phủ mới của Thủ tướng vừa được tái bổ nhiệm François Fillon.
Nội các mới gồm 30 thành viên (22 bộ trưởng và tám quốc vụ khanh) trong đó có 11 gương mặt nữ và đa số thành phần trong nội các là thành viên đảng Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) cánh hữu cầm quyền. Nội các mới được nhận xét là ít "cồng kềnh" hơn so với nội các 37 người trước đó.
Trong chính phủ mới, sự trở lại của nhà chính trị cánh hữu gây được sự chú ý là ông Alain Juppé, cựu Thủ tướng (trong chính phủ dưới thời Tổng thống Giắc Sirắc) và hiện là thị trưởng thành phố Bordeaux. Ông được cử giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và Cựu chiến binh và với chức vụ này ông được coi là nhân vật đứng thứ hai trong chính phủ.
Bà Michèle Alliot-Marie, Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ vừa từ chức, được cử giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao cùng các vấn đề châu Âu và trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Pháp.
Một số vị bộ trưởng trong chính phủ trước đó vẫn được lưu nhiệm, như Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp Christine Lagarde; Bộ trưởng Nội vụ, Lãnh thổ hải ngoại, các đơn vị hành chính lãnh thổ và nhập cư Brice Hortefeux; Bộ trưởng Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Valérie Pécresse.
Trước khi công bố thành phần chính phủ mới, trong một thông cáo báo chí, Thủ tướng Pháp François Fillon cam kết tiếp tục nỗ lực đưa đất nước bước sang một giai đoạn mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo việc làm, tăng cường đoàn kết và đảm bảo an ninh cho người dân Pháp.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (trái) tái bổ nhiệm ông Fillon vào cương vị Thủ tướng chỉ sau một ngày từ chức |
Giới phân tích cho rằng quyết định cải tổ nội các vào lúc này là một điều cần thiết đối với Tổng thống Sarkozy để khép lại một giai đoạn mà uy tín của ông cũng như của UMP cầm quyền bị sút giảm trong dư luận sau một loạt cải cách gây tranh cãi.
Trong thời gian qua, ý định cải tổ nội các của Tổng thống Sarkozy đã làm dấy lên nhiều giả thuyết khác nhau về khả năng ai sẽ là tân chủ nhân của Điện Matignon, tức phủ thủ tướng Pháp. Nhiều người cho rằng rất có thể ông Jean Louis Borloo, nguyên Bộ trưởng Môi trường sẽ được tín nhiệm để Tổng thống Pháp có thể chứng tỏ mong muốn thay đổi của mình. Nhưng vấn đề đặt ra là Thủ tướng François Fillon lại rất được lòng dân, thậm chí chỉ số tín nhiệm ông trong các cuộc thăm dò dư luận còn cao hơn điểm của ông Sarkozy rất nhiều. Trong hơn ba năm qua, dù chính phủ Pháp đã phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, Thủ tướng Fillon luôn luôn có chỉ số tín nhiêm cao trong các cuộc thăm dò dư luận, chứng tỏ ông rất được lòng dân, ít ra là hơn hẳn các thành viên còn lại trong chính quyền, kể cả so với Tổng thống Sarkozy. Uy tín đó đã khiến ông trở thành nhân vật không thể thiếu trong cương vị thủ tướng.
Vào lúc chỉ còn hai năm nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống, việc chinh phục lòng dân đã trở thành quan trọng. Đưa ra một chính phủ mới, với những biện pháp mới hợp lòng dân hơn là điều kiện cần thiết. Việc Tổng thống Pháp duy trì ông François Fillon ở chức vụ Thủ tướng được cho là nằm trong chiều hướng đó.
Trong khi đó, nhiều chính trị gia đối lập tỏ vẻ khó chịu với việc chỉ sau 1 ngày từ chức, Thủ tướng Pháp lại về ghế cũ.
G.N
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc