Lybia thời hậu chiến vẫn còn đầy chông gai
Liệu sau cái chết nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đất nước Lybia có bước sang được một chương mới hay không? Đây là một câu hỏi còn để ngỏ và tương lai của quốc gia Bắc Phi này vẫn đang đối mặt với vô vàn khó khăn và thách thức.
Thủ tướng lâm thời Mahmoud Jiblil, ngày 23-10 đã tuyên bố “đất nước được giải phóng". Trong tuyên bố của mình, Thủ tướng lâm thời Mahmoud Jibril cho biết, việc thành lập chính phủ mới dự kiến sẽ diễn ra trong vòng “từ một tuần tới một tháng”. Và có thể tổ chức tổng tuyển cử trong vòng 8 tháng tới sau khi bầu chọn được một Hội đồng quốc gia để soạn thảo một bản hiến pháp mới và thành lập một chính phủ lâm thời.
Cái chết của ông Muammar Gaddafi quả thật là một thắng lợi tinh thần và chính trị rất lớn đối với lực lượng của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) và của cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hiện nay, có không ít lời hứa hẹn và sự hỗ trợ trong công cuộc tái thiết đã được các nước và cả các định chế tài chính thế giới đưa ra.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, giới chức của tổ chức này và của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ trở lại trong vài tuần tới để định lượng tình hình kinh tế của đất nước này nhằm đưa ra những giải pháp giúp đỡ. Mỹ cũng đã công bố những khoản viện trợ cho Tripoli. Thế nhưng, quá trình chuyển tiếp và con đường ở phía trước của thật sự chẳng dễ dàng gì, bởi những khó khăn, thách thức đều xuất phát từ nội tại.
Các tay súng của phe nổi dậy vui mừng chiến thắng tại một căn cứ quân sự cũ ở Thủ đô Tripoli, Lybia. (Nguồn Internet) |
Các nhà phân tích lo rằng, một khi mục tiêu chung là lật đổ ông Gaddafi đã hoàn thành, sự thống nhất của phe chống đối trước đây liệu có còn tồn tại, hay lại rơi vào tình trạng mâu thuẫn. Sự phân chia sắp xếp vị trí, việc cân bằng lợi ích giữa các bên sẽ ra sao khi mà không ít nhân vật, không ít phe phái hiện nay đang nổi lên với hy vọng lấp khoảng trống quyền lực tại đất nước này.
Trong khi nội bộ các nhóm đối lập có vũ trang ở , vốn vẫn đang tồn tại một sự chia rẽ khó dàn xếp về sắc tộc và tôn giáo, thì sự hoà giải dân tộc mà NTC vẫn đang kêu gọi và được các nhà lãnh đạo phương Tây hối thúc hối, xem ra chỉ là niềm mơ ước tại đất nước có tới hàng chục bộ tộc chống đối lẫn nhau này.
Một thách thức nữa đó là, việc thu hồi một lượng vũ khí khổng lồ trong dân, đặc biệt là từ các nhóm vũ trang mà không gây nên sự chống đối từ phía nhóm người này. Thêm vào đó, ông Gaddafi vốn trị vì quốc gia Bắc Phi nhiều dầu mỏ này không cần tới các thiết chế nhà nước. Do vậy, đây là điều khó khăn cho chính phủ lâm thời vì chính họ cũng thiếu một cơ chế chỉ huy thích hợp, nói gì đến việc tổ chức một chính phủ mới hoạt động hiệu quả thực sự.
Bên cạnh đó là những khó khăn về kinh tế. Hơn 8 tháng xung đột đã làm tê liệt hoàn toàn nền kinh tế , các mỏ dầu bị tàn phá nặng nề trong khi nền kinh tế nước này phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ dầu khí. Trước chiến tranh, Lybia từng là một trong những quốc gia có GDP tính theo đầu người cao nhất châu Phi, có hệ thống an sinh xã hội cao và rộng rãi đáng kinh ngạc, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở và giáo dục, thì nay đang ở vị trí cuối. Phải cần rất nhiều thời gian đất nước mới có thể phục hồi được.
Lybia đang đứng trước hàng loạt thách thức, từ việc soạn thảo hiến pháp mới, xây dựng chính phủ hoạt động hiệu quả và mang tính đại diện cao, đến việc tái thiết nền kinh tế gần như bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc chiến. Báo chí bình luận rằng, “sau khi Gaddafi chết, muốn đưa vào một thời kỳ quá độ thành công cần phải tuân thủ nguyên tắc thành lập hệ thống cai trị từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống. Hệ thống cai trị từ trên xuống đòi hỏi vừa đe doạ vừa khuyến khích để thực hiện công việc, còn hệ thống từ dưới lên đòi hỏi phải có sự đồng ý hợp tác”.
Để làm được điều này, cần có sự hòa giải và gác lại mâu thuẫn giữa các bên. Nếu không, chẳng ai dám chắc về “một chương mới” sẽ được mở ra tại quốc gia Bắc Phi này.
Ý kiến bạn đọc