Cộng đồng quốc tế tiếc thương huyền thoại Mandela
Ngày 5-12, ngay sau khi được tin cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời, dư luận quốc tế bày tỏ thương tiếc về sự ra đi của biểu tượng đã là huyền thoại trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân và phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới.
Tại phiên họp khai mạc chiều 5-12 (giờ Mỹ), toàn thể đại diện của 15 nước thuộc Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã dành một phút mặc niệm ông Mandela.
Nelson Mandela trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi sau một thời gian dài đấu tranh với sự thống trị của người da trắng chiếm thiểu số ở quốc gia này |
Cùng ngày, lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cũng bày tỏ sự tiếc thương đối với sự ra đi của cựu Tổng thống Mandela. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy ca ngợi ông Mandela là "một trong những biểu tượng chính trị vĩ đại nhất thời đại".
Sinh ra trong một gia đình của một thủ lĩnh ở Eastern Cape, nhưng ông lại tới Johannesburg lập nghiệp, trở thành luật sư và gia nhập cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid của Đại hội dân tộc Phi (ANC) |
Ông Jose Manuel Barroso, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, nói rằng ông Mandela đã "thay đổi cả một tiến trình lịch sử vì nhân dân, đất nước Nam Phi, lục địa châu Phi và cả thế giới".
Trong một tuyên bố chung, các ông Rompuy và Barroso nhận định Nelson Mandela là biểu tượng của cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc và bạo lực, là hình ảnh cho lòng vị tha cao cả. Ông đại diện cho công lý, tự do và tôn trọng quyền con người.
Khi còn trẻ, ông Mandela là một tay đấm bốc cừ khôi. “Đấm bốc là chủ nghĩa quân bình. Khi ở trên sàn đấu, thứ hạng, tuổi tác, màu da và sự giàu có đều vô nghĩa”, ông đã viết như vậy trong cuốn hồi ký “Long Walk to Freedom” (tạm dịch: Chặng đường dài tới Tự do) |
Chủ tịch Quốc hội châu Âu Martin Schulz nhận định "Hôm nay, Nam Phi mất đi một vị cha dân tộc, thế giới mất đi một anh hùng. Ông Mandela là một chiến sĩ, một nhà lãnh đạo, nguồn cảm hứng về lý tưởng cho mọi người ở châu Phi, châu Âu và toàn thế giới."
Năm 1956, ông bị cáo buộc phản quốc vì làm cho ANC. Trong phiên tòa, ông đã gặp nhân viên xã hội Winnie Madikizela. Cuộc hôn nhân đầu tiên của ông với Evelyn Mase kết thúc hai năm sau đó |
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde cũng gửi lời chia buồn tới gia đình cựu Tổng thống Mandela và nhân dân Nam Phi.
Tổng giám đốc IMF ca ngợi ông Mandela là nhà lãnh đạo xuất chúng và có tầm nhìn xa trông rộng, con người đã cống hiến cả cuộc đời vì lợi ích của người dân và đất nước Nam Phi.
Ông và Winnie kết hôn năm 1958 nhưng chưa bao giờ được hưởng thụ cuộc sống gia đình vì cả hai đều phải ngồi tù |
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim cũng chuyển lời chia buồn sâu sắc tới bà quả phụ Graca Machel cùng gia đình ông Mandela và nhân dân Nam Phi.
Trong khi đó, tối 5-12, sau khi được tin cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời, Thủ tướng Australia Tony Abbott đã ca ngợi ông Nelson Mandela là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của châu Phi cũng như của thế kỷ 20.
Sau phiên tòa phản quốc thứ hai, ông bị kết tội phá hoại và bị kết án tù chung thân năm 1964 |
Phát biểu trên Đài Fairfax, Thủ tướng Tony Abbott nhấn mạnh: "Ông là người khai sinh một Nam Phi hiện đại."
Tại Paris, Tổng thống Pháp Francois Hollande nhận định di sản mà ông Nelson Mandela để lại sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho công cuộc tìm kiếm tự do trên toàn thế giới.
Trong một tuyên bố, ông Hollande ca ngợi nhà lãnh đạo Nam Phi là "chiến sĩ đấu tranh chống chủ nghĩa Apartheid không mệt mỏi" với lòng dũng cảm, sự kiên nhẫn và nhân cách đáng ngưỡng mộ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 6-12 cũng ra thông cáo báo chí gửi lời chia buồn tới nhân dân Nam Phi. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng cựu Tổng thống Mandela là "người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc", người đã có những đóng góp lịch sử trong việc thiết lập quan hệ giữa Trung Quốc và Nam Phi.
Cuối cùng sau hơn 2 thập niên ngồi tù, Nelson Mandela được ra tù vào năm 1990 |
Chính phủ và nhân dân Trung Quốc bày tỏ sự tiếc thương và chia buồn sâu sắc tới gia đình cố Tổng thống Mandela và nhân dân Nam Phi.
Đã có nhiều cuộc thương thuyết khó khăn trước khi Tổng thống Nam Phi FW de Klerk đồng ý bầu cử một người, một phiếu. Hai người đã cùng được trao giải Nobel Hòa bình năm 1993 vì những đóng góp kết thúc chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid |
Tại thủ đô Brasilia, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã ca ngợi Nelson Mandela là biểu tượng chiến đầu vì hòa bình và công lý, là nhân cách vĩ đại nhất của thế kỷ 20.
Cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Nam Phi được tiến hành vào ngày 2-4-1994. Những người Nam Phi da đen xếp hàng dài bỏ lá phiếu đầu tiên của mình. ANC chiến thắng áp đảo và Nelson Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên |
Cựu Tổng thống Nelson Mandela, biểu tượng của cuộc chiến chống chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid và là một trong những chính khách xuất chúng của thế kỷ XX, đã qua đời ở tuổi 95, vào lúc 20 giờ 50 phút tối 5-12 theo giờ địa phương.
Mandela chỉ lên làm tổng thống một nhiệm kỳ và năm 1999 ông trở thành một trong ít nhà lãnh đạo châu Phi tự nguyện từ chức. Thabo Mbeki (trái) được trao nhiệm vụ gần như “bất khả thi” kế nhiệm Mandela làm lãnh đạo cả Nam Phi và đảng ANC |
Nam Phi tổ chức quốc tang cựu Tổng thống Nelson Mandela và toàn quốc bắt đầu treo cờ rủ từ ngày 6-12 để tưởng nhớ "Người cha của dân tộc".
Năm 2004, ở tuổi 85, ông Mandela rút khỏi cuộc sống của công chúng và dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè và suy ngẫm. |
Di sản đoàn kết dân tộc Nam Phi của Mandela vẫn còn mãi |
Cựu Tổng thống Nelson Mandela, lãnh đạo được yêu mến khắp thế giới. Năm 2009, Liên hiệp quốc phê chuẩn ngày sinh nhật của ông là Ngày quốc tế Nelson Mandela. Cứ vào ngày 18-7 hàng năm, tất cả mọi người trên thế giới được yêu cầu kỷ niệm cuộc đời ông bằng đóng góp 67 phút trong cuộc đời họ, mỗi một phút tượng trưng cho một năm làm chính trị của Mandela, nhằm giúp cho chính cộng đồng của họ. |
G.N
(Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc