Multimedia Đọc Báo in

Những dự án tương lai trong lĩnh vực đường sắt

15:52, 21/05/2010

1.Tàu chạy bằng nhiên liệu B20
Cuối tháng 4-2010, hãng Amtrack (Mỹ) đã thiết kế thành công một đoàn tàu hỏa có tên Heartland Flyer dùng nhiên liệu sinh học và sẽ đưa vào thử nghiệm trên tuyến đường Oklahoma City đi Fort Worth. Nhiên liệu sinh học này có tên là B20, trong đó có 20% nhiên liệu sinh học và 80% diesel. Việc sử dụng nhiên liệu này có thể cắt giảm phát tán hydrocacbon và cacbon monoxide tới 10%, giảm 15% các hạt lơ lửng và trên 20% sulfat. Theo chương trình nghiên cứu, các loại đầu máy chưa cải tiến vẫn có thể dử dụng nhiên liệu hỗn hợp nói trên, nhưng đầu máy Heartland Flyer đã được cải tiến, được trang bị các cụm động cơ mới vừa có độ bền cao lại hạn chế những rủi ro mài mòn, thậm chí B20 còn làm tăng độ bền cho động cơ so với nhiên liệu truyền thống. Việc ra đời đầu máy Heartland Flyer là một phần trong dự án cho ra đời những đoàn tầu “xanh” mang tính môi trường cao  do Cục đường sắt Liên bang Mỹ (FRA) khởi xướng, nhất là việc sử dụng các loại nhiên liệu lựa chọn, tận dụng tối đa nguồn thải từ nông nghiệp và trong chăn nuôi.

 

2. Tàu hỏa chạy bằng 1.000 ắc quy
Mới đây, hãng hỏa xa Norfolk Southern Locomotive (NSL) của Anh đã đưa vào khai thác thành công một loại tàu hỏa dùng trên 1000 ắc quy, chính xác là 1,080 loại 12 vôn. Loại tàu này được mệnh danh là tàu dùng nhiên liệu “xanh”, bởi có mức phát tán khí thải bằng 0. Chỉ một lần sạc có thể chạy được 24 tiếng liên tục.  Đầu máy có công suất 1.500 mã lực, ngoài ra động cơ còn tận dụng quá trình phanh để tái tạo năng lượng và có khả năng tự nạp năng lượng trong khoảng thời gian 2 tiếng, mỗi tuần chỉ cần hiệu chỉnh một lần. Đây là dự án  mang tính kinh tế cao kể cả về môi trường lẫn kinh tế, tiết kiệm được năng lượng hóa thạch, đặc biệt là giảm thiểu tối đa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
 3. Đến năm 2020 sẽ có tàu cao tốc nối liền Á- Âu
Trung Quốc hiện đang nghiên cứu, thử nghiệm loại tàu hỏa siêu tốc, tốc độ bình quân cao gấp 3 lần tốc độ tàu nhanh của Mỹ, 217 dặm/giờ (trên 347 km/giờ) và dự kiến sẽ đưa vào thử nghiệm trên tuyến đường Vũ Hán - Quảng Châu. Dự án mở đầu cho chương trình xây dựng tuyến đường sắt xuyên Á-Âu vươn tới Luân Đôn qua 17 quốc gia với tốc độ bình quân 200 dặm/giờ ( 320 km/giờ).  Dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2020, với 3 tuyến chính: Thứ nhất là tuyến từ Bắc Kinh đi ga King’s Cross Station ở Luân Đôn, thời gian đi mất khoảng hai ngày, qua tất cả các quốc gia, sau đó xây dựng vươn tới Singapo. Tuyến thứ hai nối từ Trung Quốc đến các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Tuyến thứ ba sẽ nối Đức với Nga vượt qua Siberia và cuối cùng đến Trung Quốc. 

 

4. Trung Quốc sẽ tham gia xây dựng đoàn tàu siêu tốc tại California (Mỹ)
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền bang California (Mỹ) mới đây đã ký bản ghi nhớ về việc Trung Quốc tham gia xây dựng đường sắt siêu tốc nằm trên trên bờ biển phía Tây của bang do hãng Transcontinential Railroad quản lý. Đây cũng là tuyến đường Trung Quốc đã tham gia xây dựng hồi thế kỷ 19 để phục vụ cho việc giao thông của California, nơi được xem là có số dân đông nhất tại Mỹ hiện nay. Tuyến đường này sẽ sử dụng loại tàu nhanh hình viên đạn dựa trên công nghệ của General Electric (GE). Hãng  cho biết 80% thiết bị của con tàu sẽ được sản xuất tại Mỹ, Trung Quốc cung cấp 20% còn lại.  sản xuất các thiết bị nói trên, GE dự kiến sẽ cải tạo một phần nhà máy liên doanh GE/Toyota hiện đang đóng cửa tại Fremont, California.  Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã vượt Mỹ trong công nghệ đường sắt cao tốc, thậm chí đã bắt đầu trở thành đối tác đáng gờm với các hãng châu Âu và Nhật Bản. Đến thời điểm hiện tại Trung Quốc đã xây dựng được trên 6.400 km đường sắt cao tốc ở trong nước và sẽ xây dựng thêm gần 2.000 km mới ngay trong năm nay. Như vậy, nếu thắng thầu, Trung Quốc sẽ vượt các đối tác khác kể cả những nhà thầu có nhiều kinh nghiệm đến từ Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Pháp và Italia. Lợi thế chính của Trung Quốc là có mức chi phí thấp, thiết bị được sản xuất tại chỗ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng, môi trường và đây cũng là dự án giúp cho Trung Quốc thực hiện thành công dự án tàu cao tốc nối liền Âu-Á vào năm 2010.

Khắc Nam (Theo Net/PS/NYT- 4/2010)


Ý kiến bạn đọc