Năng lượng tái sinh có thể chuyển đổi thành khí đốt tự nhiên
17:16, 11/06/2010
Năng lượng điện tái sinh có thể sẽ được chuyển đổi thành một loại nhiên liệu thay thế cho khí đốt tự nhiên. Cho đến nay, chúng ta mới biết đến việc tạo ra điện từ khí. Nhưng gần đây, một nhóm các nhà khoa học người Áo và Đức lại muốn đi theo hướng ngược lại.
Trong tương lai, các nhà nghiên cứu và các doanh nhân muốn lưu trữ lượng điện dư thừa - chẳng hạn như từ các nhà máy năng lượng gió hoặc năng lượng mặt trời - dưới dạng khí methane trung hòa đối với khí hậu trong những kho chứa khí đốt và hệ thống khí đốt tự nhiên hiện có.
Trên thế giới, việc tạo ra điện ngày càng dựa vào năng lượng gió và mặt trời. Cho đến nay, quá trình trung gian trong việc tích hợp năng lượng tái tạo vào việc cung cấp điện là một khái niệm lưu trữ năng lượng thông minh. Bởi vì khi gió thổi quá mạnh, các tuabin gió sẽ tạo ra điện nhiều hơn mà lưới điện không thể hấp thụ hết. Hiện tại, các nhà nghiên cứu người Đức đã thành công trong việc lưu trữ điện năng tái tạo như một loại khí đốt tự nhiên. Bằng cách thêm một quy trình xử lý, họ đã chuyển đổi năng lượng điện thành khí tự nhiên tổng hợp.
Quy trình này được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mặt trời và Hydrogen Baden-Wurttemberg (ZSW) cùng với sự hợp tác của Viện Năng lượng gió và Công nghệ năng lượng Fraunhofer. Hiện tại, Công ty Công nghệ Nhiên liệu năng lượng mặt trời, một công ty của Áo đang triển khai thực hiện lắp đặt phần máy móc để thực hiện quá trình này. Một lợi thế của công nghệ này là nó có thể sử dụng cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên hiện có. Một hệ thống thử nghiệm xây dựng tại Nhà máy nhiên liệu năng lượng mặt trời tại Stuttgart (Đức) đã được vận hành thành công. Theo kế hoạch đến năm 2012, một hệ thống lớn hơn với công suất có đơn vị megawatt từ hai con số trở lên sẽ được xây dựng.
Đây là lần đầu tiên, quá trình sản xuất khí đốt tự nhiên có sự kết hợp giữa công nghệ điện phân hydro với quá trình tạo ra khí methan. "Hệ thống thử nghiệm ở Stuttgart của chúng tôi đã tách nước từ năng lượng tái tạo dư thừa bằng cách điện phân". TS Michael Specht thuộc ZSW giải thích: "Kết quả là hydro và oxy, một phản ứng hóa học giữa hydro với lượng khí cacbon dioxide đã tạo ra khí methane - và đó không có gì khác hơn là khí gas tự nhiên, được tạo ra bởi con người".
Năng lượng tái tạo ngày càng được phát triển rộng rãi nên cần có một công nghệ lưu trữ mới. "Cho đến nay, chúng ta đã thành công trong việc chuyển đổi gas thành điện năng. Bây giờ, chúng tôi lại nghĩ theo hướng ngược lại, đó là chuyển đổi điện thành khí gas tự nhiên", TS Michael Sterner thuộc Fraunhofer IWES giải thích. Theo TS Michael Sterner, năng lượng thừa từ gió và năng lượng mặt trời có thể được lưu trữ theo cách này.
Ảnh minh họa. |
Trong tương lai, các nhà nghiên cứu và các doanh nhân muốn lưu trữ lượng điện dư thừa - chẳng hạn như từ các nhà máy năng lượng gió hoặc năng lượng mặt trời - dưới dạng khí methane trung hòa đối với khí hậu trong những kho chứa khí đốt và hệ thống khí đốt tự nhiên hiện có.
Trên thế giới, việc tạo ra điện ngày càng dựa vào năng lượng gió và mặt trời. Cho đến nay, quá trình trung gian trong việc tích hợp năng lượng tái tạo vào việc cung cấp điện là một khái niệm lưu trữ năng lượng thông minh. Bởi vì khi gió thổi quá mạnh, các tuabin gió sẽ tạo ra điện nhiều hơn mà lưới điện không thể hấp thụ hết. Hiện tại, các nhà nghiên cứu người Đức đã thành công trong việc lưu trữ điện năng tái tạo như một loại khí đốt tự nhiên. Bằng cách thêm một quy trình xử lý, họ đã chuyển đổi năng lượng điện thành khí tự nhiên tổng hợp.
Quy trình này được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mặt trời và Hydrogen Baden-Wurttemberg (ZSW) cùng với sự hợp tác của Viện Năng lượng gió và Công nghệ năng lượng Fraunhofer. Hiện tại, Công ty Công nghệ Nhiên liệu năng lượng mặt trời, một công ty của Áo đang triển khai thực hiện lắp đặt phần máy móc để thực hiện quá trình này. Một lợi thế của công nghệ này là nó có thể sử dụng cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên hiện có. Một hệ thống thử nghiệm xây dựng tại Nhà máy nhiên liệu năng lượng mặt trời tại Stuttgart (Đức) đã được vận hành thành công. Theo kế hoạch đến năm 2012, một hệ thống lớn hơn với công suất có đơn vị megawatt từ hai con số trở lên sẽ được xây dựng.
Đây là lần đầu tiên, quá trình sản xuất khí đốt tự nhiên có sự kết hợp giữa công nghệ điện phân hydro với quá trình tạo ra khí methan. "Hệ thống thử nghiệm ở Stuttgart của chúng tôi đã tách nước từ năng lượng tái tạo dư thừa bằng cách điện phân". TS Michael Specht thuộc ZSW giải thích: "Kết quả là hydro và oxy, một phản ứng hóa học giữa hydro với lượng khí cacbon dioxide đã tạo ra khí methane - và đó không có gì khác hơn là khí gas tự nhiên, được tạo ra bởi con người".
Năng lượng tái tạo ngày càng được phát triển rộng rãi nên cần có một công nghệ lưu trữ mới. "Cho đến nay, chúng ta đã thành công trong việc chuyển đổi gas thành điện năng. Bây giờ, chúng tôi lại nghĩ theo hướng ngược lại, đó là chuyển đổi điện thành khí gas tự nhiên", TS Michael Sterner thuộc Fraunhofer IWES giải thích. Theo TS Michael Sterner, năng lượng thừa từ gió và năng lượng mặt trời có thể được lưu trữ theo cách này.
Theo
KH&PT
Ý kiến bạn đọc