Multimedia Đọc Báo in

Khoa học - kỹ thuật thế giới

10:21, 07/09/2010

Tìm ra cơ chế tích độc trong cây trồng

 

Các chuyên gia Viện Nghiên cứu quốc gia Đan Mạch và ĐH Tổng hợp Đan Mạch mới đây đã phối hợp nghiên cứu phát minh ra phương pháp sàng lọc tìm ra cơ chế gây  độc trong cây trồng. Đây là phương pháp sàng lọc di truyền rất phù hợp với các loại cây trồng vùng nhiệt đới và cận Sahara, Châu Phi. Cơ chế tích độc này có tên là Cyanogenesis (quá trình sản sinh axít xanhydric), nó được tìm thấy trong 2/3 số loài cây trồng chính trên toàn thế giới như ngô, mía, cây họ đậu và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng nhất là hợp chất Cyanogenic, thủ phạm gây bệnh nan y, đặc biệt là bệnh ung thư, những hợp chất  này thường có trong củ sắn, lúa, miến ... Sắn là sản phẩm xếp thứ 3 về nguồn cung cấp carbohydrate sau lúa mì và gạo, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều loại sắn có chứa hàm lượng độc tố cao, chứa tới 2 hợp chất cyanogenic, bởi vậy khi chế biến người ta phải ngâm trong nước để làm giảm mức độc tố này.  Cơ chế gây độc nói trên được tìm thấy sau khi nghiên cứu sàng lọc trên 40.000 sản phẩm cây trồng khác nhau và xác định được tới 44 chất đột biến gây độc tố tiềm ẩn ở những mức độ không đồng nhất. Với nghiên cứu này trong tương lai người ta sẽ tiến hành can thiệp bằng kỹ thuật di truyền để tạo ra giống cây trồng có lợi cho sức khoẻ con người, môi trường.

Tìm thấy động vật sống trong môi trường cạn kiệt ôxy
Các chuyên gia ở ĐH Ancona (Italia) vừa tìm thấy một động vật siêu nhỏ dài không quá 1 mm trông giống như sứa chuyên sống trong vỏ sò, vỏ  hến ở độ sâu 3,5 km dưới đáy đại dương, cách bờ biển Crete 200 km, nơi được xem là không hề có ôxy và được đặt tên là Loriciferans. Như vậy đến nay khoa học đã tìm thấy 4 loại động vật kiểu này sống trong môi trường không có ôxy là Spinoloricus Cinzia, Rugiloricus và Pliciloricus, tất cả những động vật này chưa từng được biết đến nên chưa có tên gọi. Những bí ẩn có liên quan đến sự tồn tại của các loại động vật này được xem là thách thức đối với khoa học.

Những điều ít biết về ngân hàng giống cây trồng của Nga có từ Thế chiến thứ II

 
Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ 2, đặc biệt là khi thành phố Leningrad bị phát xít Đức vay hãm, mặc dù 12 nhà khoa học ở Trạm nông nghiệp Pavlosik (PAS) bị cái đói hành hạ nhiều ngày nhưng họ đã không đụng đến ngân hàng giống cây trồng bởi những hạt giống này vô cùng quan trọng cho thế hệ tương lai. Đây là ngân hàng giống cây trồng lớn nhất thế giới về các loại củ quả. 1.000 giống dâu tây quả mọng thuộc 40 quốc gia khác nhau; 300 loại anh đào, trên 900 loại quả chua và nhiều loại giống khác mà hiện nay đã bị tuyệt chủng. Ngân hàng giống nói trên được ví như con thuyền Noak's Ark trong chuyện cổ tích, cứu tinh của con người trong cơn đại hồng thuỷ. Đặc biệt nó là nơi bảo tồn những loại hạt giống quý đang bị tuyệt chủng bởi chính bàn tay con người, do ô nhiễm môi trường và do những tác động khách quan khác. Theo hãng tin AP, cuối tháng 8 vừa qua Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev đã cho điều tra liên quan đến việc bán đấu giá ngân hàng giống nói trên dự kiến tổ chức vào ngày 23-9 tới.

Phương pháp phân biệt cá hồi nuôi và cá hồi hoang dã

 

Các chuyên gia ở Viện ghiên cứu Hải dương học quốc gia của Anh (NOC) ở Southampton vừa tìm ra phương pháp mới phân biệt nhanh cá hồi nuôi và cá hồi hoang dã bằng cách kiểm tra thành phần hoá chất có trên vảy của nó. Theo nghiên cứu, vảy cá được hình thành từ các loại hoá chất giống như có trong xương, răng hoặc như những thớ gỗ của cây trồng và hiển thị mức độ hoá chất tích luỹ trong môi trường sống. Đặc biệt, vảy còn là nơi tích tụ độc tố và giúp cho cá không bị ngộ độc, không ảnh hưởng đến sức khoẻ và giúp khoa học biết được mức độ ô nhiễm của nước. Theo đó hợp chất măng-gan kim loại vi lượng ở cá hồi hoang dã thường cao hơn ở cá hồi nuôi. Nguyên nhân có nhiều, từ thực phẩm, nguồn nước và cả những yếu tố khách quan khác. Đây là phương pháp đơn giản, có độ chính xác tới 98%, bất kể cá hồi nuôi trong lồng hay đã thoát ra môi trường tự nhiên. Ví dụ, tại các con sông ở Scotland và Nauy hiện nay có tới trên một nửa cá hồi có nguồn gốc từ cá hồi nuôi bị sổ lồng.

 

Bắc Giang (Theo SD - 8/2010)

 

 


Ý kiến bạn đọc