Multimedia Đọc Báo in

Robot cá đầu tiên tại Việt Nam

20:52, 30/01/2011
Robot cá lặn biển thay thế con người - một ý tưởng công nghệ đã và đang được ứng dụng thành công trong nhiều lĩnh vực quan trọng của đất nước như khai thác dầu khí, quân sự.
 
Robot cá (hay còn gọi là Robot RV), có kích thước khoảng 35 cm x 70 cm x 110 cm, nặng 600 g, được điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến. Nó có thể bơi trong hồ bơi (môi trường nước trong và tĩnh) gần giống với cá thật, với tốc độ bơi khoảng 0,6 m mỗi giây, ở độ sâu tối đa khoảng 2 m, đồng thời thực hiện các động tác bơi lên, lặn xuống, chuyển hướng một cách nhịp nhàng.
 
RV được thiết kế để có thể lặn ở độ sâu tới 3000m và làm việc trong nhiều giờ liên tục, thậm chí có thể lên tới hàng tuần. Trong khi đó, một thợ lặn chỉ có thể lặn ở độ sâu tối đa 50m và trong thời gian khoảng 1 giờ.
 
Robot do Công ty Dịch vụ khảo sát và công trình ngầm (PTSC ) thiết kế và chế tạo là thiết bị được các chuyên gia công nghệ đánh giá hiện đại nhất ở Việt Nam tại thời điểm này. Tích hợp các phần mềm vô cùng phức tạp, kết hợp được đồng nhất giữa 3 lĩnh vực: Điện, điện tử và cơ khí thủy lực.
 
Với chú robot đặc biệt này, nguồn điện áp cung cấp cho robot là nguồn điện áp cao, lên tới 3000V để chạy moto thủy lực, cung cấp điện điều khiển cho các bo mạch điện tử và các sensor. Tất cả các kênh liên lạc để điểu khiển hệ thống van, cánh tay được mã hóa số thông qua kênh truyền nhận bằng cáp quang, sau đó được giải mã để điều khiển robot.
Tuy nhiên, robot cá vẫn còn một số nhược điểm như: các khớp nối chưa thật tối ưu, làm hạn chế khả năng bơi uyển chuyển, bơi lên và bơi xuống chưa nhanh. Khả năng bơi xuống độ sâu còn hạn chế do sóng vô tuyến chưa đủ đáp ứng. Khi cá bơi xuống sâu, camera không thể truyền tín hiệu được.
 
Nhưng với việc chế tạo thành công robot điều khiển từ xa này, Việt Nam đã chứng tỏ nỗ lực trong việc làm chủ công nghệ hiện đại, chủ động trong khâu bảo dưỡng, giảm chi phí sản xuất và đặc biệt là nâng cao sức cạnh tranh với robot nhập ngoại.
G.T ( tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc