FAO trả lời về thực phẩm chuyển gen
09:09, 17/03/2011
Mới đây Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra một số giải đáp liên quan đến thực phẩm chuyển gen nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về sản phẩm này.
1. Công nghệ sinh học nông nghiệp là gì?
Công nghệ sinh học (Biotechnology) là nói về kỹ thuật sử dụng các sinh vật sống hoặc các bộ phận của các sinh vật này. Các kỹ thuật nói trên được sử dụng để tạo ra hoặc tăng cường các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống con người. Ví dụ như cho mục đích làm lương thực, cho chữa bệnh, tạo ra những loại cây trồng lai, sản xuất thuốc kháng sinh thay đổi các loại vật liệu của cây trồng kháng lại các loại sâu bệnh.
2. Công nghệ sinh học được áp dụng trong nông nghiệp như thế nào?
Các loại gen là các chi tiết của mã ADN dùng để điều chỉnh các quá trình sinh học trong sinh vật sống. Kỹ thuật di truyền cho phép người ta truyền các gen giữa các loại sinh vật sống mà không thể lai tạo cùng loài một cách bình thường. Ví dụ, có thể lấy một gen từ khuẩn cài vào cho tế bào cây trồng để giúp chúng kháng lại sâu bệnh. Quá trình này tạo ra các sinh vật sống được gọi là sinh vật biến đổi gen (Genetically Modified Organisms - GMO), tức là bao gồm cả gia súc, gia cầm, còn nói riêng cây trồng biến đổi gen thì là GMC (Genetically Modified Crops).
3. Cây trồng chuyển đổi gen có an toàn khi tiêu thụ?Thực phẩm GMO hiện đang sử dụng rất phổ biến như ngô, đậu tương, chuối, cá hồi chuyển gen... được xem là an toàn và đã được các tổ chức như Hội đồng khoa học quốc tế (ICSU) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thường xuyên giám sát, kiểm chứng. Tuy nhiên trong quá trình giám sát do thiếu bằng chứng nên người ta vẫn chưa hiểu hết mức độ rủi ro của nhóm sản phẩm này, nhất là chưa đủ thời gian để theo dõi và kiểm chứng. Vì vậy mà hiện nay khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, ví dụ như nghiên cứu về việc truyền các gen kháng sinh vào các sản phẩm cây trồng và vật nuôi. Vì lý do trên mà khoa học khuyến cáo cần đánh giá mức độ rủi ro cho từng trường hợp cụ thể trước khi đưa ra thương phẩm.
4. Tác động của thực phẩm GMO đối với môi trường?
Theo số liệu nghiên cứu thì bất kỳ dạng canh tác nông nghiệp nào đều có tác động đến môi trường, và kỹ thuật chuyển gen cũng không có ngoại lệ. Nó sẽ có tác động nhất định đến quá trình phát triển bền vững. Cả cây trồng quy ước lẫn cây trồng chuyển gen đều có ảnh hưởng lan truyền gen giữa cây trồng thuần hóa với cây trồng hoang dã. Ở cây trồng lai, việc "chạy gen" này lại có những lợi thế nhất định. Tương lai cây trồng GMC sẽ được trang bị thêm cơ cấu để ngăn chặn quá trình "chạy gen" sang cho cây trồng khác. Ngoài ra, cây trồng GMC cũng có những hiệu ứng môi trường mang tính gián tiếp do tập quán canh tác.
5. Tác động công nghệ chuyển gen đối với vật nuôi
Theo nghiên cứu thì động vật sử dụng sản phẩm GMO đều được hệ thống tiêu hóa của cơ thể xử lý tốt. Đã có thực phẩm chuyển gen có tác dụng kháng bệnh và giảm mức sử dụng kháng sinh cho con người.
6. Các quy định quốc tế về sử dụng sản phẩm GMO
Năm 1994, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ban hành quy định cho phép các quốc gia quyền sử dụng thực phẩm, động vật, cây trồng nhập khẩu nếu thấy an toàn; đồng thời yêu cầu các quốc gia thành viên không được đưa ra những quy chế mang tính “cấm chợ ngăn sông” thực phẩm GMO. Ngoài quy định trên, WTO còn có nhiều quy định khác có liên quan đến thực phẩm GMO như Quy ước đa dạng hóa sinh học (CBD), đề cập đến vấn đề về thực phẩm GMO, đến việc đa dạng hóa sinh học và quá trình phát triển bền vững.
Hiện nay đã có Quy ước bảo vệ cây trồng quốc tế (IPPC) được nhiều nước áp dụng trong việc ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh tật gây ảnh hưởng đến cây trồng và sản phẩm cây trồng. Trong quy ước này có đề cập đến thực phẩm GMO và cũng có đề nghị các nhà khoa học cần nghiên cứu cụ thể hơn nhằm giúp nông dân và người tiêu dùng yên tâm canh tác, sử dụng nhóm thực phẩm và cây trồng nói trên.
Công nghệ sinh học (Biotechnology) là nói về kỹ thuật sử dụng các sinh vật sống hoặc các bộ phận của các sinh vật này. Các kỹ thuật nói trên được sử dụng để tạo ra hoặc tăng cường các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống con người. Ví dụ như cho mục đích làm lương thực, cho chữa bệnh, tạo ra những loại cây trồng lai, sản xuất thuốc kháng sinh thay đổi các loại vật liệu của cây trồng kháng lại các loại sâu bệnh.
2. Công nghệ sinh học được áp dụng trong nông nghiệp như thế nào?
Các loại gen là các chi tiết của mã ADN dùng để điều chỉnh các quá trình sinh học trong sinh vật sống. Kỹ thuật di truyền cho phép người ta truyền các gen giữa các loại sinh vật sống mà không thể lai tạo cùng loài một cách bình thường. Ví dụ, có thể lấy một gen từ khuẩn cài vào cho tế bào cây trồng để giúp chúng kháng lại sâu bệnh. Quá trình này tạo ra các sinh vật sống được gọi là sinh vật biến đổi gen (Genetically Modified Organisms - GMO), tức là bao gồm cả gia súc, gia cầm, còn nói riêng cây trồng biến đổi gen thì là GMC (Genetically Modified Crops).
3. Cây trồng chuyển đổi gen có an toàn khi tiêu thụ?Thực phẩm GMO hiện đang sử dụng rất phổ biến như ngô, đậu tương, chuối, cá hồi chuyển gen... được xem là an toàn và đã được các tổ chức như Hội đồng khoa học quốc tế (ICSU) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thường xuyên giám sát, kiểm chứng. Tuy nhiên trong quá trình giám sát do thiếu bằng chứng nên người ta vẫn chưa hiểu hết mức độ rủi ro của nhóm sản phẩm này, nhất là chưa đủ thời gian để theo dõi và kiểm chứng. Vì vậy mà hiện nay khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, ví dụ như nghiên cứu về việc truyền các gen kháng sinh vào các sản phẩm cây trồng và vật nuôi. Vì lý do trên mà khoa học khuyến cáo cần đánh giá mức độ rủi ro cho từng trường hợp cụ thể trước khi đưa ra thương phẩm.
4. Tác động của thực phẩm GMO đối với môi trường?
Theo số liệu nghiên cứu thì bất kỳ dạng canh tác nông nghiệp nào đều có tác động đến môi trường, và kỹ thuật chuyển gen cũng không có ngoại lệ. Nó sẽ có tác động nhất định đến quá trình phát triển bền vững. Cả cây trồng quy ước lẫn cây trồng chuyển gen đều có ảnh hưởng lan truyền gen giữa cây trồng thuần hóa với cây trồng hoang dã. Ở cây trồng lai, việc "chạy gen" này lại có những lợi thế nhất định. Tương lai cây trồng GMC sẽ được trang bị thêm cơ cấu để ngăn chặn quá trình "chạy gen" sang cho cây trồng khác. Ngoài ra, cây trồng GMC cũng có những hiệu ứng môi trường mang tính gián tiếp do tập quán canh tác.
5. Tác động công nghệ chuyển gen đối với vật nuôi
Theo nghiên cứu thì động vật sử dụng sản phẩm GMO đều được hệ thống tiêu hóa của cơ thể xử lý tốt. Đã có thực phẩm chuyển gen có tác dụng kháng bệnh và giảm mức sử dụng kháng sinh cho con người.
6. Các quy định quốc tế về sử dụng sản phẩm GMO
Năm 1994, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ban hành quy định cho phép các quốc gia quyền sử dụng thực phẩm, động vật, cây trồng nhập khẩu nếu thấy an toàn; đồng thời yêu cầu các quốc gia thành viên không được đưa ra những quy chế mang tính “cấm chợ ngăn sông” thực phẩm GMO. Ngoài quy định trên, WTO còn có nhiều quy định khác có liên quan đến thực phẩm GMO như Quy ước đa dạng hóa sinh học (CBD), đề cập đến vấn đề về thực phẩm GMO, đến việc đa dạng hóa sinh học và quá trình phát triển bền vững.
Hiện nay đã có Quy ước bảo vệ cây trồng quốc tế (IPPC) được nhiều nước áp dụng trong việc ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh tật gây ảnh hưởng đến cây trồng và sản phẩm cây trồng. Trong quy ước này có đề cập đến thực phẩm GMO và cũng có đề nghị các nhà khoa học cần nghiên cứu cụ thể hơn nhằm giúp nông dân và người tiêu dùng yên tâm canh tác, sử dụng nhóm thực phẩm và cây trồng nói trên.
Theo
nongnghiep.vn
Ý kiến bạn đọc