Multimedia Đọc Báo in

Những kinh nghiệm đi khám bệnh theo khuyến cáo của bác sĩ

16:13, 18/06/2010

1.Đi thẳng vào vấn đề và nói thật với bác sĩ
Khi đi khám bệnh, người nhà (vợ hoặc chồng) nên đi cùng để có thể cung cấp những thông tin mà người bệnh ngại nói. Ví dụ, vợ có thể nói rõ căn bệnh do người chồng mắc phải như ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ, thói quen ăn uống, các tật xấu liên quan đến bệnh tật … Điều này không có gì xấu mà giúp bác sĩ biết được sự thật để kê đơn, điều trị cho chính xác.
2. Muốn tìm được bác sĩ giỏi phải qua y tá
Có nhiều trường hợp bác sĩ tự quảng cáo có tay nghề cao, nhưng thực tế thì khác. Bởi vậy, muốn tìm được bác sĩ giỏi thì cách tốt nhất là tìm hiểu qua các y tá, những người cùng làm việc với các bác sĩ để hiểu thêm và tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
3. Xây dựng mối quan hệ tốt với giới dược sĩ
Mục đích của việc làm này là được cung cấp các tư vấn bổ ích cho việc mua và sử dụng thuốc hiệu quả. Khác với các bác sĩ, các dược sĩ có điều kiện tư vấn tốt hơn,  họ có thể tư vấn cho người bệnh biết những gì cần làm, những gì nên tránh khi mua và sử dụng các loại thuốc chữa bệnh.
4. Thông tin về bác sĩ kê đơn
Bác sĩ khám chữa bệnh thường “nói” qua đơn thuốc, trong đơn thuốc cần phải có tên bác sĩ, địa chỉ liên hệ và các loại thuốc dùng cho người bệnh. Biết được các thông tin này để tiện liên hệ khi cần, nhất là khi trục trặc trong việc sử dụng thuốc.
5. Thủ thuật chờ sau khi khám bệnh
Hầu hết những người đi khám bệnh, làm xét nghiệm thường nóng vội muốn biết kết quả ngay, thậm chí gọi điện liên tục hỏi bác sĩ. Điều này không nên mà phải kiên trì, nếu bác sĩ im lặng có nghĩa là mọi cái tốt đẹp và nếu có gì thì sau đó người bệnh sẽ được thông tin đầy đủ.
6. Không nên nóng vội khi gặp bác sĩ khó tính
Do áp lực công việc, trong quá trình khám chữa bệnh, bác sĩ thường không thể làm hài lòng tất cả bệnh nhân. Ví dụ, trong trường hợp bác sĩ không chấp nhận bảo hiểm thì nên giải thích để bác sĩ hiểu, nếu bảo hiểm hết hạn cần phải đổi lại thẻ bảo hiểm và thực hiện đầy đủ những quy định của bệnh viện.
7. Cần cung cấp thông về tiền sử gia đình
Khi đi khám chữa bệnh cần cung cấp thông tin đầy đủ về tiền sử gia đình, nhất là những người mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, tiểu đường, tim mạch. Nếu người bố mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt hay bệnh tim, đột quỵ thì người con khi bước vào tuổi 50 trở ra cần đi khám sớm, không nên giấu bệnh bởi đây là những căn bệnh có yếu tố di truyền nên được khám và điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả cao.
8. Phẫu thuật hay không phẫu thuật ?
Trước khi phẫu thuật người bệnh cần tư vấn chuyên môn để áp dụng kỹ thuật, chọn bác sĩ cho phù hợp. Có thể tư vấn với bạn bè, những người mắc bệnh tương tự, giới chuyên môn hoặc trên Internet, đặc biệt là những cơ sở tin cậy, không nên nóng vội làm việc theo cảm tính vì nó liên quan đến tính mạng con người.
9. Tư vấn trực tiếp những người đảm nhận ca mổ
Trước khi phẫu thuật nên gặp trực tiếp ca mổ như bác sĩ gây tê, bác sĩ phẫu thuật và những người có liên quan để được cung cấp thông tin và nhận những khuyến cáo cần thiết, nhất là ăn uống, sử dụng thuốc trước và sau khi phẫu thuật, hay khắc phục sự cố có thể xảy ra. Tiếp xúc bác sĩ trực tiếp ở đây không phải là thực hiện những công việc tiêu cực mà trao đổi những điều quan trọng nhằm bảo đảm cho ca mổ được thành công.

Nguyễn Khắc
(Theo Net/RD- 5/2010)


Ý kiến bạn đọc