10 dược thảo, gia vị chữa bệnh tốt nhất
22:53, 02/07/2010
1. Ớt
Ớt thuộc chi Capscum họ cà, vừa là gia vị lại kiêm chức năng làm rau, có nguồn gốc từ châu Mỹ nhưng hiện nay đã có mặt trên toàn thế giới. Trong quả ớt có chứa nhiều dưỡng chất hữu ích được con người chiết xuất để dùng để sản xuất kem, dầu, làm băng dán chữa bệnh thấp khớp, đau cơ bắp... Ngoài ra trong ớt có chứa hợp chất tên là P có tác dụng truyền các tín hiệu đau dọc theo các đầu tận thần kinh lên não, nó còn được dùng để chữa bệnh zona đau dây thần kinh do tiểu đường gây ra. Nếu làm gia vị, ví dụ dùng trong cháo gà sẽ có tác dụng trị cảm lạnh thông qua cơ chế làm co mạch máu trong cổ họng và mũi, làm giảm tắc nghẽn. Ớt còn được xem là chất xúc tác làm tăng cường quá trình trao đổi chất, tiêu hao calo trong cơ thể, chống viêm nhiễm và kháng lại quá trình ôxy hóa gây bệnh. Những người mắc bệnh tiểu đường nếu thường xuyên ăn hồ tiêu, ớt sẽ có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu vì vậy ớt, hạt tiêu được xem là thực phẩm chống tiểu đường rất hiệu quả.
2. Quế
Từ lâu quế đã được xếp đầu bảng gia vị chữa bệnh, thuộc họ Nguyệt quế (Lauraceae), lá và vỏ đều chứa tinh dầu thơm được sử dụng làm gia vị trong nhiều nền ẩm thực của thế giới. Tại Việt Nam, quế thanh được dùng làm thành phần quan trọng của món phở, trong đông y lẫn tây y. Một trong những lợi thế lớn nhất của quế là kiểm soát lượng đường huyết của người mắc bệnh đái tháo đường, can thiệp chức năng insulin. Theo đó, nếu dùng từ 1/4 đến 1/2 thìa bột quế sẽ làm giảm lượng đường huyết, giảm mỡ máu (trigliceride và cholesterol) toàn phần từ 12-30%, thông tắc mạch máu, hạn chế cục đông máu, giúp giảm bệnh tim mạch. Ngoài ra, quế còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, nhất là khuẩn E. Coli và các loại khuẩn khác. Đặc biệt, trong quế còn giàu chất chống ôxi hoá có tên là polyphenol, chất xơ tốt cho bệnh tim mạch và hạn chế căn bệnh ợ chua ở con người.
3. Đinh hương
Đinh hương (tên khoa học Syzygium aromaticum), thực vật họ Đào kim nương, gia vị rất phổ biến trong ẩm thực của người Ấn Độ nói riêng và trong nền văn hóa ẩm thực của thế giới nói chung. Theo rất nhiều nghiên cứu khoa học, người ta phát hiện thấy đinh hương có chứa nhiều hợp chất chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là tác dụng chất chống viêm có tên là eugenol, hóa chất này có tác dụng ức chế COX-2, một protein gây viêm nhiễm rất tiềm ẩn. Sự kết hợp giữa chất chống viêm và chất chống ôxy hóa có trong đinh hương giúp nó giảm bệnh thấp khớp, bệnh tim mạch, ung thư cũng như làm chậm quá trình thoái hóa sụn gây bệnh viêm khớp. Ngoài ra, cũng giống như quế, các hợp chất có trong đinh hương có tác dụng cải thiện chức năng insulin nên có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường. Dầu đinh hương có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, tiêu diệt khuẩn, nhất là những loại khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
4. Rau mùi
Rau mùi còn có tên gọi khác là ngò, ngò rí, ngổ thơm..., thuộc họ thân thảo, có quanh năm, được dùng nhiều ở châu Á và châu Mỹ. Ngoài chức năng gia vị, hạt rau mùi còn có tác dụng chữa bệnh, nhất là trợ giúp tiêu hóa. Ví dụ như dùng hạt mùi, ăn rau mùi hạt mùi có tác dụng giảm hội chứng ruột kích thích, hạn chế bệnh tiêu chảy. Tinh dầu mùi có tác dụng chống bệnh bồn chồn, kháng khuẩn, kể cả khuẩn E.Coli và Salmonella, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa và nhiều tác dụng hữu ích khác.
5. Tỏi
Tỏi là loại thực vật thuộc họ hành, vừa làm gia vị lại kiêm chức năng dược liệu. Mùi đặc trưng của tỏi là do sản phẩm phụ allicilin gây ra, đây là hợp chất lưu huỳnh có tính năng chữa bệnh rất tốt. Nếu ăn tỏi đều đặn hằng ngày sẽ có tác dụng giảm rủi ro mắc bệnh tim mạch tới 76%, giảm mỡ máu từ 5-10%, thông qua cơ chế làm loãng máu, giúp máu lưu thông nhanh hơn, hạn chế mắc bệnh cao huyết áp. Hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi còn có tác dụng giảm bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết và dạ dày, đây chính là chất tắm rửa tế bào, giúp tế bào khỏe mạnh không bị khuyết tật. Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng chống khuẩn, kháng nấm các loại bệnh nhiễm trùng xoang, bệnh cảm lạnh…
6. Gừng
Người ta gọi gừng là vị thuốc quen mà lạ, vì nó có sẵn và rất thông dụng trong cuộc sống hằng ngày. Tên khoa học là Zingeberaceae, thuộc họ thảo mộc sống lâu năm, vị thuốc quý trong nền y học cổ truyền châu Á. Một trong những lợi thế chữa bệnh lớn nhất của gừng là khả năng kháng viêm, giảm đau, sưng tấy ở nhóm bệnh viêm khớp, bệnh đau nửa đầu bằng cách phong bế các hợp chất gây viêm nhiễm có tên là Prostglandins. Cũng nhờ công năng này mà gừng còn có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của khối u ở nhóm người mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng tốt cho hệ thống tiêu hóa, trung hòa axít và giảm co thắt ruột, chống nôn, nhất là những người mắc chứng nôn nghén trong quá trình mang thai. Có thể dùng gừng trực tiếp hoặc các chế phẩm từ gừng dưới dạng thuốc bổ dạng viên, bột, chè gừng…
7. Mù tạc
Mù tạc hay mù tạt là tên gọi chung để chỉ một loài thực vật có họ hàng với cây cải dầu có hạt nhỏ dùng làm gia vị bằng cách nghiền nhỏ sau trộn với nước, dấm hay các chất lỏng khác để trở thành bột nhão làm mù tạc thương phẩm dạng như kem đánh răng. Hạt mù tạc có chứa hợp chất hạn chế các tế bào ung thư phát triển, có hàm nhiệt cao có tác dụng khử tắc nghẽn, làm cho người ta dễ thở và cũng giống như ớt, mù tạc có chứa hợp chất P, một loại hóa chất truyền tín hiệu đau tới cho não để xử lý. Ngoài ra, mù tạc còn có tác dụng thông huyết, tốt cho nhóm người mắc bệnh Raynaud (chứng lạnh ngón tay), kích thích tiêu hoá, giúp ngon miệng, nhuận tràng và hạn chế chứng nôn ói.
8. Nhục đậu khấu
Nhục đậu khấu là loại thực vật có hoa thuộc bộ Mộc lan (tên khoa học Myristicaceae) thường được dùng làm gia vị. Cũng giống như đinh hương, nhục đậu khấu có chứa eugenol, một hóa chất có lợi cho tim, nhưng nếu lạm dụng có thể gây hội chứng ảo giác. Trong nhục đậu khấu còn có hợp chất có tên là Myristicine, hợp chất gây nghiện như ecstasy, vì vậy khi sử dụng cần thận trọng, nhất là ở trẻ nhỏ. Về mặt y học thì nhục đậu khấu có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh, có khả năng tiêu diệt các loại khuẩn có trong răng miệng, hạn chế bệnh sâu răng, cải thiện trí nhớ cho nhóm mắc bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer) và bệnh trầm cảm.
9. Cây xô thơm
Cây xô thơm (Sage) còn được ví như "nhà hiền triết" hay "nhà thông thái", có tác dụng tăng cường trí nhớ cho con người. Theo đó, nếu dùng làm gia vị hoặc dùng dầu sẽ có tác dụng cải thiện cảm giác cho con người. Mới đây, các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu ở 44 người lớn dùng viên nhộng chế từ cây xô thơm. Kết quả não của nhóm người này làm việc tốt hơn so với nhóm dùng các loại dầu khác. So với các loại dược thảo truyền thống khác, cây xô thơm có hàm lượng chất kháng viêm và chống ôxi hóa cao. Lợi thế này của xô thơm tập trung ở các chất phytochemicals, đặc biệt là thijone. Ngoài ra, cây xô thơm còn có tác dụng trị bệnh tiểu đường, kích thích insulin hoạt động và làm giảm đường huyết, vì vậy nó được ví như metfermin- thuốc chữa tiểu đường tuýp 2 rất thông dụng.
10. Củ nghệ
Củ nghệ (Curcuma) là một chi trong họ thực vật Zingberaceae (họ gừng) dùng làm cari, gia vị rất phổ biến trong y học và ẩm thực của người Ấn Độ. Giống như gừng, nó có tác dụng kích thích tính ngon miệng và tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiêu hóa. Một trong những lợi thế chữa bệnh của nghệ là hóa chất tạo cho loại củ này có màu vàng có tên là curcumin, hợp chất chống ung thư đầu bảng, chặn đứng quá trình viêm nhiễm tạo điều kiện cho khối u phát triển. Hợp chất này giống như chất có trong bông cải, xúp lơ, ngăn chặn các chất gây hại cho ADN làm suy yếu tế bào gây bệnh. Theo nghiên cứu gần đây do các chuyên gia ở ĐH Rutger (Mỹ) thực hiện cho thấy, nếu kết hợp giữa curcumin có trong nghệ với Phenethyl tsothiocyanate (hợp chất có trong rau quả) sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị ung thư. Ngoài ra, curcumin còn có tác dụng hạn chế quá trình hình thành amyloid, cặn có trong não, thủ phạm gây bệnh sa sút trí tuệ ở nhóm người cao niên (bệnh Alzheimer).
Ớt thuộc chi Capscum họ cà, vừa là gia vị lại kiêm chức năng làm rau, có nguồn gốc từ châu Mỹ nhưng hiện nay đã có mặt trên toàn thế giới. Trong quả ớt có chứa nhiều dưỡng chất hữu ích được con người chiết xuất để dùng để sản xuất kem, dầu, làm băng dán chữa bệnh thấp khớp, đau cơ bắp... Ngoài ra trong ớt có chứa hợp chất tên là P có tác dụng truyền các tín hiệu đau dọc theo các đầu tận thần kinh lên não, nó còn được dùng để chữa bệnh zona đau dây thần kinh do tiểu đường gây ra. Nếu làm gia vị, ví dụ dùng trong cháo gà sẽ có tác dụng trị cảm lạnh thông qua cơ chế làm co mạch máu trong cổ họng và mũi, làm giảm tắc nghẽn. Ớt còn được xem là chất xúc tác làm tăng cường quá trình trao đổi chất, tiêu hao calo trong cơ thể, chống viêm nhiễm và kháng lại quá trình ôxy hóa gây bệnh. Những người mắc bệnh tiểu đường nếu thường xuyên ăn hồ tiêu, ớt sẽ có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu vì vậy ớt, hạt tiêu được xem là thực phẩm chống tiểu đường rất hiệu quả.
2. Quế
Từ lâu quế đã được xếp đầu bảng gia vị chữa bệnh, thuộc họ Nguyệt quế (Lauraceae), lá và vỏ đều chứa tinh dầu thơm được sử dụng làm gia vị trong nhiều nền ẩm thực của thế giới. Tại Việt Nam, quế thanh được dùng làm thành phần quan trọng của món phở, trong đông y lẫn tây y. Một trong những lợi thế lớn nhất của quế là kiểm soát lượng đường huyết của người mắc bệnh đái tháo đường, can thiệp chức năng insulin. Theo đó, nếu dùng từ 1/4 đến 1/2 thìa bột quế sẽ làm giảm lượng đường huyết, giảm mỡ máu (trigliceride và cholesterol) toàn phần từ 12-30%, thông tắc mạch máu, hạn chế cục đông máu, giúp giảm bệnh tim mạch. Ngoài ra, quế còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, nhất là khuẩn E. Coli và các loại khuẩn khác. Đặc biệt, trong quế còn giàu chất chống ôxi hoá có tên là polyphenol, chất xơ tốt cho bệnh tim mạch và hạn chế căn bệnh ợ chua ở con người.
3. Đinh hương
Đinh hương (tên khoa học Syzygium aromaticum), thực vật họ Đào kim nương, gia vị rất phổ biến trong ẩm thực của người Ấn Độ nói riêng và trong nền văn hóa ẩm thực của thế giới nói chung. Theo rất nhiều nghiên cứu khoa học, người ta phát hiện thấy đinh hương có chứa nhiều hợp chất chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là tác dụng chất chống viêm có tên là eugenol, hóa chất này có tác dụng ức chế COX-2, một protein gây viêm nhiễm rất tiềm ẩn. Sự kết hợp giữa chất chống viêm và chất chống ôxy hóa có trong đinh hương giúp nó giảm bệnh thấp khớp, bệnh tim mạch, ung thư cũng như làm chậm quá trình thoái hóa sụn gây bệnh viêm khớp. Ngoài ra, cũng giống như quế, các hợp chất có trong đinh hương có tác dụng cải thiện chức năng insulin nên có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường. Dầu đinh hương có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, tiêu diệt khuẩn, nhất là những loại khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
4. Rau mùi
Rau mùi còn có tên gọi khác là ngò, ngò rí, ngổ thơm..., thuộc họ thân thảo, có quanh năm, được dùng nhiều ở châu Á và châu Mỹ. Ngoài chức năng gia vị, hạt rau mùi còn có tác dụng chữa bệnh, nhất là trợ giúp tiêu hóa. Ví dụ như dùng hạt mùi, ăn rau mùi hạt mùi có tác dụng giảm hội chứng ruột kích thích, hạn chế bệnh tiêu chảy. Tinh dầu mùi có tác dụng chống bệnh bồn chồn, kháng khuẩn, kể cả khuẩn E.Coli và Salmonella, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa và nhiều tác dụng hữu ích khác.
5. Tỏi
Tỏi là loại thực vật thuộc họ hành, vừa làm gia vị lại kiêm chức năng dược liệu. Mùi đặc trưng của tỏi là do sản phẩm phụ allicilin gây ra, đây là hợp chất lưu huỳnh có tính năng chữa bệnh rất tốt. Nếu ăn tỏi đều đặn hằng ngày sẽ có tác dụng giảm rủi ro mắc bệnh tim mạch tới 76%, giảm mỡ máu từ 5-10%, thông qua cơ chế làm loãng máu, giúp máu lưu thông nhanh hơn, hạn chế mắc bệnh cao huyết áp. Hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi còn có tác dụng giảm bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết và dạ dày, đây chính là chất tắm rửa tế bào, giúp tế bào khỏe mạnh không bị khuyết tật. Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng chống khuẩn, kháng nấm các loại bệnh nhiễm trùng xoang, bệnh cảm lạnh…
6. Gừng
Người ta gọi gừng là vị thuốc quen mà lạ, vì nó có sẵn và rất thông dụng trong cuộc sống hằng ngày. Tên khoa học là Zingeberaceae, thuộc họ thảo mộc sống lâu năm, vị thuốc quý trong nền y học cổ truyền châu Á. Một trong những lợi thế chữa bệnh lớn nhất của gừng là khả năng kháng viêm, giảm đau, sưng tấy ở nhóm bệnh viêm khớp, bệnh đau nửa đầu bằng cách phong bế các hợp chất gây viêm nhiễm có tên là Prostglandins. Cũng nhờ công năng này mà gừng còn có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của khối u ở nhóm người mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng tốt cho hệ thống tiêu hóa, trung hòa axít và giảm co thắt ruột, chống nôn, nhất là những người mắc chứng nôn nghén trong quá trình mang thai. Có thể dùng gừng trực tiếp hoặc các chế phẩm từ gừng dưới dạng thuốc bổ dạng viên, bột, chè gừng…
7. Mù tạc
Mù tạc hay mù tạt là tên gọi chung để chỉ một loài thực vật có họ hàng với cây cải dầu có hạt nhỏ dùng làm gia vị bằng cách nghiền nhỏ sau trộn với nước, dấm hay các chất lỏng khác để trở thành bột nhão làm mù tạc thương phẩm dạng như kem đánh răng. Hạt mù tạc có chứa hợp chất hạn chế các tế bào ung thư phát triển, có hàm nhiệt cao có tác dụng khử tắc nghẽn, làm cho người ta dễ thở và cũng giống như ớt, mù tạc có chứa hợp chất P, một loại hóa chất truyền tín hiệu đau tới cho não để xử lý. Ngoài ra, mù tạc còn có tác dụng thông huyết, tốt cho nhóm người mắc bệnh Raynaud (chứng lạnh ngón tay), kích thích tiêu hoá, giúp ngon miệng, nhuận tràng và hạn chế chứng nôn ói.
8. Nhục đậu khấu
Nhục đậu khấu là loại thực vật có hoa thuộc bộ Mộc lan (tên khoa học Myristicaceae) thường được dùng làm gia vị. Cũng giống như đinh hương, nhục đậu khấu có chứa eugenol, một hóa chất có lợi cho tim, nhưng nếu lạm dụng có thể gây hội chứng ảo giác. Trong nhục đậu khấu còn có hợp chất có tên là Myristicine, hợp chất gây nghiện như ecstasy, vì vậy khi sử dụng cần thận trọng, nhất là ở trẻ nhỏ. Về mặt y học thì nhục đậu khấu có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh, có khả năng tiêu diệt các loại khuẩn có trong răng miệng, hạn chế bệnh sâu răng, cải thiện trí nhớ cho nhóm mắc bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer) và bệnh trầm cảm.
Cây xô thơm (Sage) còn được ví như "nhà hiền triết" hay "nhà thông thái", có tác dụng tăng cường trí nhớ cho con người. Theo đó, nếu dùng làm gia vị hoặc dùng dầu sẽ có tác dụng cải thiện cảm giác cho con người. Mới đây, các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu ở 44 người lớn dùng viên nhộng chế từ cây xô thơm. Kết quả não của nhóm người này làm việc tốt hơn so với nhóm dùng các loại dầu khác. So với các loại dược thảo truyền thống khác, cây xô thơm có hàm lượng chất kháng viêm và chống ôxi hóa cao. Lợi thế này của xô thơm tập trung ở các chất phytochemicals, đặc biệt là thijone. Ngoài ra, cây xô thơm còn có tác dụng trị bệnh tiểu đường, kích thích insulin hoạt động và làm giảm đường huyết, vì vậy nó được ví như metfermin- thuốc chữa tiểu đường tuýp 2 rất thông dụng.
10. Củ nghệ
Củ nghệ (Curcuma) là một chi trong họ thực vật Zingberaceae (họ gừng) dùng làm cari, gia vị rất phổ biến trong y học và ẩm thực của người Ấn Độ. Giống như gừng, nó có tác dụng kích thích tính ngon miệng và tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiêu hóa. Một trong những lợi thế chữa bệnh của nghệ là hóa chất tạo cho loại củ này có màu vàng có tên là curcumin, hợp chất chống ung thư đầu bảng, chặn đứng quá trình viêm nhiễm tạo điều kiện cho khối u phát triển. Hợp chất này giống như chất có trong bông cải, xúp lơ, ngăn chặn các chất gây hại cho ADN làm suy yếu tế bào gây bệnh. Theo nghiên cứu gần đây do các chuyên gia ở ĐH Rutger (Mỹ) thực hiện cho thấy, nếu kết hợp giữa curcumin có trong nghệ với Phenethyl tsothiocyanate (hợp chất có trong rau quả) sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị ung thư. Ngoài ra, curcumin còn có tác dụng hạn chế quá trình hình thành amyloid, cặn có trong não, thủ phạm gây bệnh sa sút trí tuệ ở nhóm người cao niên (bệnh Alzheimer).
Khắc Nam
(Theo RD-19/6/2010)
(Theo RD-19/6/2010)
Ý kiến bạn đọc