Gian nan hành trình chạy thận nhân tạo
02:25, 03/07/2010
“Chạy chữa nữa hay là thôi? Mình sống như vậy, ngày mai có hy vọng gì không?” là câu hỏi day dứt của hầu hết các bệnh nhân suy thận đang hằng ngày hằng giờ phải nhờ đến các loại máy móc nhân tạo để duy trình sự sống…
Vốn là một công nhân cầu đường khỏe mạnh, anh Vũ Văn Ba, ở xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Dak Nông) phát hiện mình bị bệnh suy thận mãn khi chưa đầy 40 tuổi. Thời gian đầu, anh và gia đình cũng rất lạc quan, đi khắp nơi để chữa bệnh. Song, hết ra Hà Nội rồi vào TP. Hồ Chí Minh, tiêu tốn hết gần 400 triệu đồng mà bệnh vẫn không khỏi. Anh đành chuyển về Nha Trang, chấp nhận gắn bó suốt đời với máy chạy thận nhân tạo, một giải pháp để cầm cự và kéo dài sự sống. Ở Nha Trang, anh phải thuê nhà trọ với giá rẻ nhất để mỗi tuần 3 lần đến bệnh viện chạy thận nhân tạo. Hơn 3 năm ròng rã chữa bệnh, tài sản gia đình anh dần khánh kiệt và lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Thời gian điều trị kéo dài, sức khỏe anh cũng giảm sút nhanh chóng, da dẻ nhợt nhạt và xạm lại, ánh mắt như luôn chất chứa sự cam chịu số phận, thỉnh thoảng lại ánh lên một niềm mong mỏi khi được hỏi về gia đình. Mới đây, khi nghe tin tại Bệnh viện Đa khoa TP. Buôn Ma Thuột có máy lọc thận, anh đã đăng ký về chạy thận nhân tạo tại đây để gần với vợ con hơn.
Anh Trần Văn Quyết, huyện Cư M’gar, hiện cũng đang một mình chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa TP. Buôn Ma Thuột mà không có người chăm sóc. Anh bị bệnh suy thận khi tuổi đời còn rất trẻ, đến nay mới 26 tuổi nhưng anh đã có “thâm niên” hơn 3 năm chạy thận nhân tạo ở Nha Trang. Quyết cho biết: bố mẹ đã già yếu, anh chị ai cũng nghèo, không giúp gì được, chỉ thỉnh thoảng lên thăm em. Nhìn người thanh niên có dáng vóc cao lênh khênh mà lại quá gầy trong bộ quần áo bệnh nhân rộng thùng thình. Khuôn mặt còn rất trẻ nhưng đã xạm lại, luôn xưng hô “cháu” với tất cả mọi người làm ai cũng cảm thấy ái ngại. Nếu không thể thay thận, không biết tương lai của chàng trai trẻ chưa một lần có người yêu ấy sẽ như thế nào khi phải gắn bó với máy chạy thận suốt đời.
Nếu như anh Ba và anh Quyết còn có hy vọng mong manh duy trì sự sống thì chị Hà Thị Hương, thôn 13, xã Ea Rôk (Ea Súp) đã phải ra đi vì căn bệnh này khi mới tròn 25 tuổi. Từ khi phát hiện Hương bị bệnh hư thận cũng là lúc tài sản của gia đình lần lượt ra đi để có tiền cho chị về TP.Hồ Chí Minh chạy thận nhân tạo. Song, nợ nần chồng chất, thậm chí cả số số tiền học bổng hơn chục triệu đồng do chương trình “Nâng cánh ước mơ” của Đài PTTH tỉnh tặng cô em gái cũng được dành một phần duy trì sự sống cho Hương trong những ngày chờ Bệnh viện Đa khoa TP.Buôn Ma Thuột hoàn thành việc lắp máy chạy thận nhân tạo. Thế nhưng, cuối cùng Hương cũng không thể đợi được...
Vốn là một công nhân cầu đường khỏe mạnh, anh Vũ Văn Ba, ở xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Dak Nông) phát hiện mình bị bệnh suy thận mãn khi chưa đầy 40 tuổi. Thời gian đầu, anh và gia đình cũng rất lạc quan, đi khắp nơi để chữa bệnh. Song, hết ra Hà Nội rồi vào TP. Hồ Chí Minh, tiêu tốn hết gần 400 triệu đồng mà bệnh vẫn không khỏi. Anh đành chuyển về Nha Trang, chấp nhận gắn bó suốt đời với máy chạy thận nhân tạo, một giải pháp để cầm cự và kéo dài sự sống. Ở Nha Trang, anh phải thuê nhà trọ với giá rẻ nhất để mỗi tuần 3 lần đến bệnh viện chạy thận nhân tạo. Hơn 3 năm ròng rã chữa bệnh, tài sản gia đình anh dần khánh kiệt và lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Thời gian điều trị kéo dài, sức khỏe anh cũng giảm sút nhanh chóng, da dẻ nhợt nhạt và xạm lại, ánh mắt như luôn chất chứa sự cam chịu số phận, thỉnh thoảng lại ánh lên một niềm mong mỏi khi được hỏi về gia đình. Mới đây, khi nghe tin tại Bệnh viện Đa khoa TP. Buôn Ma Thuột có máy lọc thận, anh đã đăng ký về chạy thận nhân tạo tại đây để gần với vợ con hơn.
Anh Trần Văn Quyết, huyện Cư M’gar, hiện cũng đang một mình chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa TP. Buôn Ma Thuột mà không có người chăm sóc. Anh bị bệnh suy thận khi tuổi đời còn rất trẻ, đến nay mới 26 tuổi nhưng anh đã có “thâm niên” hơn 3 năm chạy thận nhân tạo ở Nha Trang. Quyết cho biết: bố mẹ đã già yếu, anh chị ai cũng nghèo, không giúp gì được, chỉ thỉnh thoảng lên thăm em. Nhìn người thanh niên có dáng vóc cao lênh khênh mà lại quá gầy trong bộ quần áo bệnh nhân rộng thùng thình. Khuôn mặt còn rất trẻ nhưng đã xạm lại, luôn xưng hô “cháu” với tất cả mọi người làm ai cũng cảm thấy ái ngại. Nếu không thể thay thận, không biết tương lai của chàng trai trẻ chưa một lần có người yêu ấy sẽ như thế nào khi phải gắn bó với máy chạy thận suốt đời.
Nếu như anh Ba và anh Quyết còn có hy vọng mong manh duy trì sự sống thì chị Hà Thị Hương, thôn 13, xã Ea Rôk (Ea Súp) đã phải ra đi vì căn bệnh này khi mới tròn 25 tuổi. Từ khi phát hiện Hương bị bệnh hư thận cũng là lúc tài sản của gia đình lần lượt ra đi để có tiền cho chị về TP.Hồ Chí Minh chạy thận nhân tạo. Song, nợ nần chồng chất, thậm chí cả số số tiền học bổng hơn chục triệu đồng do chương trình “Nâng cánh ước mơ” của Đài PTTH tỉnh tặng cô em gái cũng được dành một phần duy trì sự sống cho Hương trong những ngày chờ Bệnh viện Đa khoa TP.Buôn Ma Thuột hoàn thành việc lắp máy chạy thận nhân tạo. Thế nhưng, cuối cùng Hương cũng không thể đợi được...
Chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa TP.Buôn Ma Thuột |
Hiện nay, cả nước có gần 6 triệu bệnh nhân suy thận, chiếm 6,73% dân số, trong đó 80.000 người đã chuyển sang giai đoạn cuối. Tại Dak Lak, hiện vẫn chưa thể thống kê tất cả số bệnh nhân suy thận đang chữa trị tại các cơ sở y tế trong toàn quốc. Trước đây, khi tại tỉnh chưa có máy chạy thận nhân tạo, người bệnh phải đi điều trị ở các bệnh viện tuyến Trung ương và các tỉnh khác với chi phí điều trị, ăn ở cũng như đi lại rất tốn kém. Năm 2009, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã đầu tư 8 máy chạy thận nhân tạo và vào đầu năm 2010, được sự tài trợ của Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân Tây Nguyên, Bệnh viện Đa khoa TP. Buôn Ma Thuột đã tiếp nhận 10 máy chạy thận nhân tạo để phục vụ bệnh nhân trên địa bàn và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, số lượng máy móc này hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu chạy thận của bệnh nhân trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, sự thiếu thốn nhân lực y tế cũng khiến công tác điều trị cho bệnh nhân suy thận còn nhiều hạn chế.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hiện có 35 trường hợp suy thận chữa trị tại đây, trong đó có 32 ca chạy thận thường xuyên; Bệnh viện Đa khoa TP.Buôn Ma Thuột cũng đang có 19 bệnh nhân thường xuyên chạy thận nhân tạo.
Hầu hết các trường hợp bệnh nhân suy thận mãn đều không có điều kiện để thay thận bởi chi phí phẫu thuật rất cao và không có nguồn thận. Giải pháp duy nhất để duy trì sự sống là chạy thận nhân tạo, các bệnh nhân suy thận mãn độ IV phải lọc máu suốt đời. Mỗi bệnh nhân trung bình phải chạy thận khoảng 3 lần/tuần, nếu không được chạy thận đầy đủ theo lịch thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và phát sinh nhiều bệnh khác với biến chứng rất nguy hiểm. Các bệnh nhân suy thận mãn đều mất sức lao động, chi phí điều trị rất tốn kém nên gia cảnh lâm vào khốn cùng. Trước đây, bệnh nhân suy thận mãn điều trị được Bảo hiểm Y tế thanh toán 100% chi phí, nay họ phải trả một phần viện phí chạy thận; trong trường hợp bệnh nhân nghèo có Thẻ khám chữa bệnh người nghèo thì chịu chi phí 5%, nếu cộng cả tiền thuốc bổ sau mỗi lần chạy thận thì trung bình mỗi bệnh nhân tốn khoảng 1,2-2 triệu đồng/tháng. Mức chi phí này khiến hành trình chạy thận nhân tạo của các bệnh nhân nghèo càng trở nên gian nan và khó khăn.
Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc