Một số lưu ý về bệnh mắt ở trẻ nhỏ
1. Bệnh "mắt lười"
Mắt lười (Lazy eye) hay còn gọi là bệnh amlyopia, trong đó một bên hay cả hai mắt bị kém thị lực tỷ lệ mắc bệnh 4/100 trẻ. Tên gọi nghe lạ tai bởi nó nói về tình trạng mắt lười không chịu làm việc dẫn đến giảm thị lực, làm cho não không tiếp nhận được thông tin từ mắt đưa lên. Về mặt thể chất, trẻ mắc bệnh mắt lười vẫn phát triển bình thường nhưng riêng não lại nhận thông tin hình ảnh từ 2 mắt đưa lên khác nhau, một mắt tốt còn mắt kia lại kém. Nguyên nhân gây bệnh mắt lười là do cận thị kéo dài, do lác mắt, do sụp mi… và là căn bệnh ít liên quan đến bệnh viễn thị. Trường hợp trẻ mắc bệnh này thì nên tư vấn bác sĩ, áp dụng biện pháp điều trị như nhỏ thuốc, dùng cách huấn luyện mắt để nhìn tốt hơn. Căn bệnh không nghiêm trọng nhưng can thiệp sớm sẽ có tác dụng khắc phục khả năng thị lực và vẻ đẹp cho trẻ.
2. Bệnh về khúc xạ
Thông thường mắt khỏe, không có vấn đề là mắt nhìn rõ đồ vật xung quanh, hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc. Mắt bị khúc xạ không có khả năng hội tụ một cách chính xác những tia ánh sáng từ ngoài vào mắt. Các loại bệnh liên quan đến tật khúc xạ rất đa dạng như cận, viễn hay loạn thị và lệch khúc xạ.
- Cận thị: Là trường hợp nhìn xa mờ nhưng nhìn gần lại rất rõ. Lý do, trục nhãn cầu của mắt dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, hình ảnh của vật thể rơi vào phía trước võng mạc. Đây là căn bệnh mang tính bẩm sinh hoặc do những yếu tố khách quan. Sử dụng kính phân kỳ sẽ giúp trẻ nhìn rõ.
- Viễn thị: Ngược với cận thị, có nghĩa là trục nhãn cầu của mắt ngắn hơn bình thường và hình ảnh của vật nhìn rơi vào phía sau võng mạc làm cho người bệnh nhìn xa rõ hơn. Căn bệnh này phát hiện sớm và can thiệp sớm sẽ mang lại hiệu quả cao.
- Loạn thị: Đây là hiện tượng khúc xạ không đều nhau, vật nhìn không in hình rõ trên võng mạc làm cho người ta cảm giác mờ ảo, làm cho trẻ rất dễ đọc nhầm, nó có thể hiểu là căn bệnh giữa cận và viễn thị. Sử dụng kính đeo theo khuyến cáo sẽ cải thiện được thị lực.
- Lệch khúc xạ: Đây là căn bệnh khác nhau về khúc xạ của 2 mắt, có thể một mắt cận còn mắt kia lại viễn hoặc cả hai cùng cận hoặc cùng viễn. Nên đưa trẻ đi khám và tư vấn bác sĩ.
3. Lác mắt
Theo số liệu thống kê có tới 4% trẻ nhỏ mắc phải căn bệnh này. Đây là căn bệnh lệch trục nhãn cầu, nó không chỉ giảm thị lực mà còn gây bệnh rối loạn thị lực. Có hai dạng, lác trong (nhãn cầu lệch vào trong) và lác ngoài (nhãn cầu lệch ra ngoài) hay lác đứng (nhãn cầu có thể lên hoặc xuống). Nguyên nhân gây bệnh lác mắt đến nay khoa học vẫn chưa tường rõ, nhưng những đứa trẻ mắc bệnh về mắt thường có rủi ro mắc bệnh lác cao. Trường hợp trẻ mới sinh nếu phát hiện thấy mắt lác cần đưa đi khám ngay để bác sĩ áp dụng phương pháp điều trị cụ thể như điều trị nhược thị, điều trị thẳng trục nhãn cầu và điều trị phục hồi hai mắt, ngoài ra có thể dùng thuốc hay phẫu thuật.
4. Bệnh ROP
Bệnh ROP (Retonopathy of Prematarity) là bệnh võng mạc ở trẻ sinh thiếu tháng, thường gặp ở nhóm sinh non, nhẹ cân, dưới 1,6 kg do mạch máu võng mạc chưa phát triển hoàn thiện. Sự chưa phát triển đầy đủ của các mạch máu gây bong võng mạc, gây giảm thị lực, thậm chí có thể gây mù nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Với lý do trên mà trường hợp trẻ càng sinh non, thiếu tháng, thiếu cân có nghĩa là cơ thể càng ốm yếu thì cần phải thở ôxy cao áp để khỏi mắc bệnh. Khi sinh khoảng 1 tháng nên khám mắt cho trẻ để phát hiện nguy cơ mắc bệnh. Điều trị bệnh ROP hiện nay là áp dụng kỹ thuật laser quang đông võng mạc hoặc dùng kỹ thuật lạnh đông gây sẹo dính để phòng ngừa nguy cơ bong võng mạc do bệnh phát triển. Trường hợp nếu võng mạc bong thì phẫu thuật cũng khó mang lại kết quả. Với lý do trên chuyên môn khuyến cáo việc phòng bệnh là yếu tố quan trọng. Khi mang thai duy trì chế độ quản lý thai nghén tốt, ăn uống cân bằng khoa học, khám và tư vấn định kỳ để hạn chế nguy cơ sinh non, thiếu tháng.
5. Một số dấu hiệu phát hiện nhanh bệnh về mắt ở trẻ nhỏ
- Trường hợp một hoặc cả hai mắt nhìn sang một bên trong suốt thời gian dài.
- Trẻ thường xuyên dụi mắt khi sức khỏe bình thường
- Mắt sưng, tấy đỏ, dấu hiệu nhiễm trùng
- Trẻ thường lác mắt, quay đầu khi nhìn thẳng vào một vật, hoặc khi đọc sách
- Trẻ thường xuyên nhắm một mắt và mở một mắt để nhìn cho rõ
- Trẻ không phân biệt được màu sắc
- Khả năng nhìn khi đọc viết không được bằng các bạn cùng tuổi
- Đồng tử 2 mắt không đều nhau
- Mất thị lực đột ngột
- Mí mắt sụp bất ngờ
- Tự nhiên nhìn ngang mặc dù không bị bệnh đau đầu
- Đồng tử trắng bệch
- Mắt không chịu được ánh sáng
- Ra quá nhiều nước mắt mặc dù không khóc….
Ý kiến bạn đọc