Multimedia Đọc Báo in

Số ca bệnh tay, chân, miệng vào viện điều trị vẫn tăng

08:53, 21/10/2011

Theo số liệu thống kê của Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hiện nay mỗi ngày khoa vẫn tiếp nhận từ 10-15 ca bệnh tay, chân, miệng (TCM). Từ đầu mùa dịch đến nay, số ca bệnh TCM đến điều trị tại khoa là 511 trường hợp, đặc biệt trong tháng 9 và tháng 10, số ca bệnh nhập viện nhiều hơn so với các tháng trước đó.

Bác sĩ Hoàng Ngọc Anh Tuấn, Trưởng khoa Nhi cho biết, so với những tháng trước, hiện nay, số bệnh nhân TCM chuyển độ có diễn biến phức tạp hơn, số trẻ nhập viện trong tình trạng mắc bệnh ở độ 2B cũng nhiều hơn (bệnh TCM được chia thành 4 độ: độ 1 là trẻ mắc bệnh với các dấu hiệu lâm sàng nổi bóng nước ở lòng bàn chân, bàn tay và lở loét miệng; độ 2A là trẻ có các dấu hiệu của độ 1 kèm theo sốt cao, li bì, nôn ói..; độ 2B là trẻ có các dấu hiệu của độ 2A kèm theo giật mình; trẻ được chẩn đoán độ 3 khi có các dấu hiệu lâm sàng nói trên kèm theo suy hô hấp; độ 4 là trẻ mắc bệnh có các biến chứng nguy hiểm). Trước tình hình này, bắt đầu từ ngày 21-9, Khoa Nhi bắt đầu điều trị độ 2B để hạn chế việc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị. Qua 1 tháng, đã có khoảng 20 ca bệnh độ 2B được điều trị tại khoa và hầu hết các ca bệnh này đều khỏi bệnh, trừ các trường hợp xin chuyển tuyến theo yêu cầu của gia đình.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(Video) Khoác “áo mới” cho đô thị Buôn Ma Thuột
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Đắk Lắk, TP. Buôn Ma Thuột đang từng ngày đổi thay, phát triển trở thành đô thị hiện đại, văn minh, giàu bản sắc, giữ vai trò là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên. Đặc biệt, nhằm hướng đến chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), thành phố đã lựa chọn hàng loạt công trình đưa vào đợt thi đua đặc biệt để thực hiện. Qua đó, góp phần làm cho đô thị Buôn Ma Thuột ngày càng khởi sắc hơn.