Multimedia Đọc Báo in

Phát động chiến dịch nhắn tin phòng chống thuốc lá

16:11, 15/05/2012

Nhằm cải thiện nhận thức về tác hại của thuốc lá trong đối tượng thanh, thiếu niên, ngày 14-5 Chương trình Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức lễ phát động chiến dịch nhắn tin phòng chống thuốc lá qua điện thoại.

thuoc la 1-2.jpg
Gần 11% tổng số ca tử vong ở nam giới là do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Ảnh minh họa

Thực hiện chiến dịch này, trong thời gian 2 tuần dự kiến sẽ có 200.000 tin nhắn được gửi tới đối tượng là thanh niên, sinh viên. Những người nhận được tin nhắn sẽ được đề nghị soạn tin KKT gửi 8088 hoặc click trên website www.vn0khoithuoc.com để ủng hộ thực hiện môi trường không khói thuốc lá và việc ban hành Luật Phòng chống tác hại thuốc lá.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Chánh văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, tỷ lệ hút thuốc trong thanh thiếu niên đang gia tăng và độ tuổi bắt đầu hút thuốc ngày càng trẻ. Trong khi đó, các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột qụy, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi… là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở cả nam và nữ.

Được biết, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá và nếu không thực hiện ngay các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả, con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca/năm vào năm 2030.

Việt Nam là một trong 15 nước có số người sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới, trung bình cứ khoảng 2 nam giới trưởng thành thì có 1 người hút thuốc. Việt Nam hiện có 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc.

K.O (nguồn chinhphu.vn)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.