Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường giám sát chất lượng thuốc

08:03, 22/06/2013

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn số 8121/QLD-CL chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc kiểm tra giám sát chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường nhằm đảm bảo tính chính xác của kết quả kiểm nghiệm và hoạt động thu hồi thuốc vi phạm chất lượng.

Ảnh minh họa: K.O
Ảnh minh họa

Theo đó, việc lấy mẫu thuốc theo nguyên tắc ngẫu nhiên; phải lập biên bản lấy mẫu và điền đầy đủ các thông tin quy định, trong đó ghi rõ điều kiện bảo quản thuốc (nhiệt độ, độ ẩm) tại thời điểm lấy mẫu và theo dõi điều kiện bảo quản thuốc tại cơ sở lấy mẫu.

Về phân loại cơ sở lấy mẫu, gồm cơ sở loại 1 là kho của các cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu, công ty cấp tỉnh, công ty TNHH có chức năng bán buôn, khoa dược bệnh viện công lập và tư nhân, viện nghiên cứu có giường bệnh tuyến trung ương và tỉnh, nhà thuốc GPP…; cơ sở loại 2 là các cơ sở bán lẻ (quầy thuốc, đại lý bán lẻ..), khoa dược bệnh viện tuyến huyện, tủ thuốc trạm y tế xã, các phòng khám tư nhân...

Với các mẫu thuốc có kết quả kiểm nghiệm không đạt tại các cơ sở loại 1, Sở Y tế tỉnh, thành phố xử lý, thu hồi theo quy định. Với các mẫu thuốc có kết quả kiểm nghiệm không đạt tại các cơ sở loại 2, Sở Y tế chỉ đạo và giám sát cơ sở được lấy mẫu tiến hành hủy bỏ thuốc kém chất lượng theo quy định; thông báo kết quả kiểm nghiệm mẫu thuốc không đạt chất lượng cho cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu, yêu cầu cơ sở trong vòng 10 ngày, phối hợp với cơ quan kiểm nghiệm thuốc nhà nước, tiến hành lấy mẫu thuốc để kiểm tra chất lượng ở ít nhất 1 nhà thuốc, gửi mẫu thuốc kèm biên bản lấy mẫu tới Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh để kiểm tra chất lượng và thu hồi nếu thuốc kém chất lượng.

K.O (nguồn website Bộ Y tế)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.