Multimedia Đọc Báo in

Những biến chứng lạ sau đột quỵ

16:12, 25/10/2013

Stroke là thuật ngữ tiếng Anh nói về bệnh đột quỵ não hay tai biến mạch máu não, xảy ra khi việc cung cấp máu lên não bị ngưng đột ngột, với hai dạng phổ biến là nhồi máu não (tắc mạch) hoặc chảy máu não (vỡ mạch). Đột quỵ là căn bệnh hệ thần kinh nên sau đột quỵ thường xuất hiện những biến chứng khó lường, cả ở chiều tiêu cực lẫn tích cực, trong đó có cả một số trường hợp "xưa nay hiếm" dưới đây.

1. Hết cảm giác buồn sau khi bị đột quỵ
 

Ông Malcoln Myatt hết cảm giác buồn sau khi bị đột quỵ
Ông Malcoln Myatt hết cảm giác buồn sau khi bị đột quỵ

Năm 2004, sau khi qua khỏi cơn đột quỵ, cựu trọng tài bóng đá người Anh Malcoln Myatt (68 tuổi)  đã mất hết ý nghĩ buồn chán, lúc nào cũng "vui như Tết". Sở dĩ Malcoln có được cảm giác tích cực này là do thùy trán não, nơi xử lý cảm xúc đã bị can thiệp nên sau 19 tuần điều trị tại bệnh viện trở về Malcoln không còn cảm thấy buồn chán như trước mà lúc nào cũng phấn chấn lạ thường.
Theo các chuyên gia BV Charing Cross nơi điều trị bệnh trực tiếp cho Malcoln, sau khi phục hồi, não của Malcoln đã trải qua nhiều thay đổi tâm lý, cấu trúc thùy não bị tổn thương nên việc xử lý tình cảm cũng biến dạng theo. Thông thường, khi cơn đột quỵ xảy ra, nguồn máu cung cấp tới não bị gián đoạn, tế bào bị chết. Mỗi cơn đột quỵ khác nhau nên não cũng bị ảnh hưởng theo những cách khác nhau, và biến chứng cũng không đồng nhất. Không ai giống ai, thậm chí có người trí não suy giảm nhưng có người lại thay đổi tính cách khác thường như trường hợp của Malcoln Myatt.
2. Khỏi đột quỵ trở thành.... đồng tính

Chris Birch đột nhiên trở thành đồng tính sau đột quỵ
Chris Birch đột nhiên trở thành đồng tính sau đột quỵ

Năm 2011, cầu thủ bóng bầu dục 26 tuổi người xứ Wales (Anh) tên là Chris Birch đã bị đột quỵ nặng trong khi đang luyện tập và sau khi phục hồi đã trở thành … người đồng giới, bỏ nghề thể thao và rẽ trái sang thợ làm đầu. Tai nạn đến với Chris Birch ngay sau khi bị chấn thương vào cổ, khi phục hồi anh đã không nhận ra những thay đổi trong cơ thể. Từ trọng lượng 120 kg Chris Birch sụt còn 93 kg, đặc biệt là tính cách cũng thay đổi theo, xuất hiện tình trạng không ưa phụ nữ, chỉ thích những người cùng giới và hiện đang hứa hôn với một thanh niên 19 tuổi tên là Jack Powell. Theo các chuyên gia ở Hiệp hội Đột quỵ Anh (TSA), trong quá trình phục hồi,  não của Chris Birch đã xuất hiện những tiếp hợp mới, xuất hiện thêm ngữ thái tình cảm lạ, kể cả giọng nói lẫn sở thích về tình dục. Đây là những bí ấn rất đặc biệt đến nay khoa học chưa hiểu hết.
 3. Khỏi đột quỵ chỉ nói được tiếng mẹ đẻ

Cụ ông Alun Morgan chuyển sang dùng tiếng mẹ đẻ xứ Wesh
Cụ ông Alun Morgan chuyển sang dùng tiếng mẹ đẻ xứ Wesh

Cụ ông người Anh, Alun Morgan, 81 tuổi mới đây bị đột quỵ và khi lành bệnh lại quên hết tiếng Anh mà cụ đã dùng, chuyển sang dùng tiếng mẹ đẻ xứ Wesh. Theo các bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh cho cụ Alun Morgan thì trước đó khoảng 70 năm không hề thấy cụ dùng ngôn ngữ Wesh nhưng sau khi bị tổn thương não, bị đột quỵ và mắc bệnh rối loạn não có tên là chứng mất ngôn ngữ (aphasia) làm tổn thương vùng trong não nơi chuyên xử lý ngôn ngữ, do vậy khả năng phát ngôn tiếng Anh của cụ Alun Morgan tự dưng mất hẳn, thay vào đó là thứ ngôn ngữ mẹ đẻ Wesh mà cha mẹ, ông bà của cụ đã từng dùng trước khi Chiến tranh thế giới thứ II xảy ra.
4. Khỏi đột quỵ có giọng nói khác thường

Bà Linda Walker bắt đầu nói giọng
Bà Linda Walker bắt đầu nói giọng "nước ngoài" sau khi khỏi bệnh đột quỵ

Bà Linda Walker (60 tuổi) người xứ Newcastle (Anh) mắc phải căn bệnh lạ có tên Hội chứng FAS hay Hội chứng giọng nước ngoài (Foreigon Accent Syndromer). Theo đó, sau khi bị đột quỵ, bà bắt đầu nói giọng "nước ngoài" chứ không phải giọng nói hằng ngày. Theo số liệu thống kê,  đây là căn bệnh rất lạ, phát sinh từ việc tổn thương thần kinh ở một số bộ phận của não; kể từ năm 1940, trên thế giới hiện có khoảng 50 trường hợp được ghi nhận là mắc phải căn bệnh lạ này. Bà Linda từng làm nghề quản lý trong trường đại học, giọng nói của bà là tiếng Anh chuẩn nhưng sau khi mắc bệnh lại nói tiếng Anh Jamaica, thậm chí có người lại bảo bà nói tiếng Ý, người thì bảo nói tiếng Slovak, tiếng Pháp của người Canada nhưng nghe kỹ thì đúng là tiếng Anh Jamaica.  Hội chứng FAS là căn bệnh rất lạ, đến nay chưa được khoa học nghiên cứu đầy đủ nên kết quả điều trị vẫn còn bị hạn chế.
5. Sau đột quỵ trở thành nghệ sĩ kỹ thuật số

Sau đột quỵ, ông Ken Walters trở thành một nghệ sĩ kỹ thuật số
Sau đột quỵ, ông Ken Walters trở thành một nghệ sĩ kỹ thuật số

Một kỹ sư người Lancashre (Anh) tên là Ken Walters mắc phải căn bệnh đột quỵ nguy hiểm từ khi 19 tuổi, bị liệt. Năm 2005 lại bị cơn đột quỵ thứ 2 ngay tại gia, gây chảy máu não nhưng chính cơn đột quỵ này lại biến Ken Walters trở thành một con người khác, được trời phú thêm cho khả năng sáng tạo, trở thành nghệ sĩ số (Digital artist) có khả năng vẽ trên máy tính rất tuyệt vời. Ken trở thành chủ nhân công ty phần mềm nơi cho ra đời trò chơi game EA Games rất đắt khách.  Đây là công ty chuyên cung cấp hình ảnh phần mềm phục vụ cho lĩnh vực giải trí và giáo dục. Sản phẩm của Ken Walters bán rất chạy, thu nhập bình quân trên 30.000 bảng năm (khoảng 1 tỷ đồng).
6. Cảm giác có cánh tay thứ 3 sau đột quỵ
 

Một phụ nữ ở Thụy Sĩ bị chứng ảo giác có cánh tay ma
Một phụ nữ ở Thụy Sĩ bị chứng ảo giác có cánh tay ma

Đó là trường hợp một phụ nữ ở Geneva (Thụy Sĩ) đã tự nhận cảm thấy bản thân có thêm một cánh tay mới mà trước đó không hề có. Do bà này cứ khăng khăng bản thân có thêm một cánh tay nên bác sĩ buộc phải dùng kỹ thuật quét MRI để xác nhận.  Theo chuyên gia thần kinh Asaid Khateb, người trực tiếp khám cho bệnh nhân giấu tên này cho hay, đây là trường hợp mắc bệnh cực kỳ hiếm gặp hay còn gọi là chứng ảo giác có cánh tay ma. Khi bác sĩ yêu cầu người phụ nữ giơ cánh tay lên thì thay vì cử động,  não lại nghĩ ra những hành động giống như cách tay đang giơ lên. Ngoài ra, vỏ não nơi xử lý hình ảnh cũng được kích hoạt nên người trong cuộc cứ nghĩ rằng mình có cánh tay thứ 3 thật đang được giơ lên. Sau đó bác sĩ yêu cầu cánh tay này hoạt động, gãi vào ngực thì não bộ cũng ra lệnh và điều khiển các hoạt động có liên quan nên người trong cuộc cứ tưởng mình có cánh tay thứ 3 thật.

K.N (Theo OD- 8/2013)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.