Multimedia Đọc Báo in

7 hệ lụy sức khỏe do tiếng ồn gây ra

19:39, 15/02/2014

Rất đa dạng, từ tiếng còi ôtô, xe máy, tiếng gầm rú của máy bay, tiếng còi tàu... cho đến cả những tiếng rao hàng ban đêm hay sáng sớm. Tất cả những tiếng ồn này nếu kéo dài, tần suất lớn sẽ gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe con người như 7 hệ lụy dưới đây vừa được các chuyên gia ĐH New York Mỹ (CUV) nghiên cứu, công bố đầu tháng 1-2014.

1. Tiếng ồn ảnh hưởng đến khả năng học tập của  trẻ em

Theo nghiên cứu của CUV, những lớp học được xây dựng gần nhà máy, đường xe lửa, công xưởng thì khả năng bị ô nhiễm bụi bẩn, tiếng ồn là rất lớn. Chưa hết, khả năng dạy và học của thầy trò bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm gián đoạn suy nghĩ của giáo viên tới 11% so với những trường lớp được xây dựng ở những nơi yên tĩnh. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện ở nhóm tiểu học cho thấy, tiếng ồn không chỉ gây giảm thính lực, mà còn làm giảm kết quả học tập của học sinh, nhất là kỹ năng nhận thức, kỹ năng đọc.

2. Tiếng ồn làm giảm năng suất lao động

Theo nghiên cứu công bố trên tờ The New Yorker  thì 70% văn phòng của các công ty, xí nghiệp đều mở cửa sổ khi làm việc nên việc "phơi" ra môi trường tiếng ồn là rất lớn. Hậu quả, tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp gia tăng và sức khỏe con người bị ảnh hưởng. Nghiêm trọng hơn, tiếng ồn còn là thủ phạm làm giảm năng suất lao động đối với cả nhóm người làm hành chính lẫn nhóm lao động trực tiếp. Riêng nhóm văn phòng, tiếng ồn làm giảm tính sáng tạo, giảm khả năng nhớ và gọi lại thông tin nên cuối cùng làm giảm năng suất lao động. Ngoài ra, tiếng ồn còn làm tăng bệnh stress mạn tính, nhất là ở phụ nữ.

3. Tiếng ồn mạn tính gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người

Theo nghiên cứu của WHO và Trung tâm nghiên cứu y học thuộc Cao ủy châu Âu công bố năm 2011 thì những người tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên, đặc biệt là tiếng ồn do các phương tiện giao thông, của máy bay (gần sân bay)... thì tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch cao hơn rất nhiều so với những người sống ở nơi yên tĩnh.

4. Tiếng ồn làm gián đoạn công việc

Tiếng ồn không chỉ làm tăng bệnh mà còn ảnh hưởng đến công việc của con người, nhất là những người phải giải quyết nhiều nhiệm vụ trong cùng một lúc. Theo đó, nếu môi trường quá ồn sẽ làm cho trí nhớ bị giảm sút, khiến nguời ta hay bị quên, thiếu tập trung và cuối cùng làm giảm  hiệu suất lao động. Ví dụ, một văn phòng đông người ồn ào, cộng với tiếng ồn từ bên ngoài dội vào sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng công việc, thậm chí còn làm tăng stress và căng thẳng cho những người trong cuộc.

5. Nghe nhạc không làm bớt tiếng ồn

Nhiều người khi phải làm việc trong môi trường ồn ào đã áp dụng biện pháp "tai nghe nhạc" nhằm át tiếng ồn nhưng xem ra cũng không tác dụng, thậm chí nó còn gây ảnh hưởng đến trí nhớ, trong trường hợp này khả năng làm tăng trí nhớ của âm nhạc đã bị vô hiệu hóa. Nghe nhạc bằng tai nghe còn gây ảnh hưởng đến việc giao tiếp với đồng nghiệp, ảnh hưởng lớn đến văn hóa công sở và nhiều vấn đề bất cập khác.

6. Tiếng ồn làm người ta quên đi chính mình

Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Stanford Mỹ thì tiếng ồn, nhất là ồn thường xuyên và kéo dài sẽ làm cho người ta quên đi chính bản thân, làm việc thiếu tính khoa học, thụ động và gia tăng nhiều thứ bệnh. Từ bệnh hội chứng đau cổ tay, cho tới bệnh đau lưng, đau vai, bệnh giảm thị lực. Ngoài ra,  do ngồi nhiều lại phải hứng chịu tiếng ồn lớn sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa, mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và nhiều hệ lụy nguy hiểm khác cho sức khỏe người trong cuộc.

7. Tiếng ồn làm tăng hiệu ứng "nhà ma"

Hiệu ứng "nhà ma" (Houted house) là hội chứng được người Âu-Mỹ nhắc đến nhiều để nói về những ngôi nhà thường hay có ma ám. Thực hư hội chứng này ra sao chưa ai rõ nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Hertfordshire (UOH) Anh do giáo sư Richard Wiseman chủ trì thì chính tiếng ồn là thủ phạm làm tăng hội chứng này. Hiện tượng thường thấy như buồn, sợ và bồn chồn lo lắng, giống như người ta sống trong những ngôi nhà lạnh lẽo đồn đại có ma. Những cảm giác kỳ lạ này được các nhà khoa học gọi đây là những ám ảnh từ hội chứng "nhà có ma" tạo ra.

Duy Hùng

(Theo HuffPost-1-2014)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.