Multimedia Đọc Báo in

Một số biểu hiện khi cơ thể thiếu sắt

08:10, 20/04/2014
Sắt là nguyên tố rất quan trọng để sản xuất hemoglobin, protein giúp các tế bào máu đỏ mang ôxy đi nuôi cơ thể hiệu quả hơn. Thiếu sắt là tình trạng phổ biến tại các nước đang phát triển, nhất là ở phụ nữ. Dấu hiệu thiếu sắt rất đa dạng, trong đó có các biểu hiện sau:

1. Kiệt sức

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thiếu sắt là kiệt sức. Thông thường, khi làm việc quá tải, người ta cũng mệt mỏi nhưng không mệt bằng thiếu sắt. Lý do, thiếu sắt gây cạn kiệt nguồn ôxy nuôi mô cơ thể, vì vậy cơ thể liên tục bị thiếu năng lượng, dễ bị kích thích hoặc thiếu tập trung. Đặc biệt, thiếu sắt kinh niên có thể gây phát sinh hiện tượng "máu mệt mỏi", người mệt rã, gây kiệt sức.

2. Hành kinh ra nhiều

Ở phụ nữ, nếu thiếu sắt sẽ xuất hiện tình trạng hành kinh ra nhiều và làm cho tình trạng thiếu máu trở nên nghiêm trọng. Một khi phải thay băng vệ sinh thường xuyên, dưới hai giờ/lần thì phụ nữ nên đi khám bác sĩ ngay.

3. Da tái nhợt

Thiếu sắt thường gây thiếu máu, làm cho da xanh, nhợt nhạt như vừa ốm dậy. Nguyên nhân là do hemoglobin làm cho máu có màu đỏ, chính là hợp chất làm cho da hồng hào. Điều này còn có nghĩa, khi hàm lượng protein quá thấp sẽ làm màu da nhợt nhạt, nhất là những người có làn da sáng lại càng dễ phát hiện. Ngoài ra, thiếu sắt còn làm cho môi, nướu răng và phần bên trong mí mắt dưới cũng bị nhợt nhạt.

4. Thở gấp

Mặc dù cố gắng hít thở bình thường, thậm chí cả thở sâu, nhưng khi thiếu sắt cơ thể vẫn bị thiếu hụt dưỡng khí một cách khó lý giải, nhất là khi làm việc nặng như leo cầu thang hay tập thể dục... Ngoài thở gấp, thiếu máu còn xuất hiện tình trạng “trống ngực” - dấu hiệu tim đang làm việc quá tải dẫn đến nhịp tim không đều, xuất hiện tiếng thổi ở tim, tim giãn, thậm chí còn là dấu hiệu suy tim. Một khi đã bổ sung sắt, hiện tượng này vẫn không giảm thì rất có thể người trong cuộc đang mắc bệnh tim.

6. Đau đầu, tê chân

Có khoảng 15% số người thiếu sắt mắc phải hội chứng tê chân, đau nhức chân khi đứng, ngồi. Thiếu sắt còn gây đau đầu do thiếu ôxy đưa lên não và các mô cơ thể, gây sưng động mạch não và dẫn đến đau đầu.

7. Gia tăng cảm giác bồn chồn, lo âu vô cớ

Dù không bị stress, nhưng thiếu sắt sẽ làm cho người trong cuộc bồn chồn, lo âu. Nguyên nhân là do thiếu ôxy, làm hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá tải, nhịp tim nhanh, tạo ra những cảm giác giống như stress, thậm chí khi nghỉ ngơi cũng vẫn xuất hiện các triệu chứng này.

8. Rụng tóc

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, gây rụng tóc. Và do thiếu sắt nên cơ thể phải huy động ôxy cho những chức năng sống còn khác, nhưng tóc lại không thuộc diện ưu tiên nên bị rụng. Việc tóc rụng là bình thường, trung bình, mỗi ngày một người khỏe mạnh rụng tới 100 sợi tóc; nhưng thấy tóc rụng quá nhiều, có thể cơ thể của bạn đang bị thiếu sắt.

9. Gia tăng một số loại bệnh

Có khoảng 6/10 người mắc bệnh tuyến giáp không hề biết bản thân có bệnh và một trong những thủ phạm là do thiếu sắt. Nếu thấy mệt mỏi triền miên, tăng cân, thân nhiệt giảm thì nên đi khám bác sĩ ngay. Ngoài ra thiếu sắt còn gây hiện tượng lưỡi tái nhợt, gây giảm myoglobin, một loại protein hồng cầu hỗ trợ cho sức khỏe của cơ bắp, cơ lưỡi; từ đó xuất hiện tình trạng viêm, loét lưỡi, làm biến màu, thậm chí gây tình trạng lưỡi mềm nhũn.

* Làm gì khi cơ thể thiếu sắt ?

Theo Hiệp hội Huyết học Mỹ (ASH), nhu cầu về sắt của con người cũng không đồng nhất, đặc biệt là ở phụ nữ. Phụ nữ độ tuổi từ 19 - 50 cần khoảng 18mg sắt/ngày. Riêng nhóm mang thai nhu cầu sắt có thể tăng tới 27 mg/ngày, trong khi đó khi cho con bú lại giảm xuống 9mg/ngày. Riêng nhóm trên 50 tuổi nếu mãn kinh, nhu cầu sắt chỉ cần khoảng 8mg/ngày. Để đạt được nhu cần sắt cần thiết, chỉ cần ăn uống cân bằng, khoa học mỗi ngày ăn một suất rau đậu, thịt bò, hạt vỏ cứng hay thịt gà... (1 suất tương đương 75g).

Bên cạnh việc thiếu sắt thì thừa sắt cũng không có lợi. Theo các nghiên cứu cho thấy thừa sắt có thể gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đau tim và ung thư, nhất là ở nhóm cao niên. Vì lý do này, khi thiếu và thừa sắt cần có sự tư vấn của bác sĩ, nhất là trong việc dùng các chế phẩm, thực phẩm dưỡng sinh có chứa nhiều sắt.

Duy Hùng

 (Theo Health- 4/2014)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.