Multimedia Đọc Báo in

Nhận biết và xử lý hiện tượng ngáy và ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ

09:58, 20/06/2014

Theo số liệu thống kê, có khoảng 8-12% trẻ em ngủ ngáy, 3-5 % trẻ bị ngưng thở khi ngủ, nhất là vào ban đêm. Những tật xấu này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như: phát triển tình cảm, nhận thức và sức khỏe tim mạch. Dưới đây là 10 cách nhận biết sớm căn bệnh này và một số khuyến cáo phòng tránh.

1. Thường xuyên đổ mồ hội trộm vào ban đêm: Đây là hậu quả của quá trình hoạt động quá mức của hệ thống thần kinh giao cảm trong khi ngủ, xuất hiện khi hàm lượng oxy thấp và trẻ phải nỗ lực để do đường khí thở vào - ra bị cản trở .

 2. Trương lực lồng ngực bất thường: Do đường khí thở vào ra bị cản trở.

3. Tư thế ngủ bất thường: Làm cho phần đầu và cổ bị ảnh thưởng phát sinh ngáy và ngưng thở khi đang ngủ.

4. Đau đầu buổi sáng:  Hậu quả của hiện tượng oxy thấp và huyết áp cao trong khi ngủ.

5. Đái dầm mãn tính: Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ngáy, ngưng thở hay đái dầm ở trẻ nhỏ rất cao, 42%  nhóm trẻ em được điều trị ngưng thở khi ngủ là có tật đái dầm.

6. Hiếu động thái quá hoặc hoạt động quá mức ở trường học: Đây cũng là dấu hiệu nhận biết,  nguyên nhân làm tăng ngưng thở khi ngủ nhưng lại hay bị chẩn đoán nhầm mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Trường hợp này nên khám cẩn thận, nhất là khi phát sinh tật ngáy, để tránh dùng nhầm thuốc ADHD.

7. Mộng du và sợ hãi ban đêm: Ngưng thở khi ngủ có thể phát sinh chứng mộng du và nỗi sợ hãi ban đêm.

8. Tăng huyết áp nhi: Tất cả trẻ em bị cao huyết áp cần được khám kỹ lưỡng, bởi đây là dấu hiệu của ngưng thở khi ngủ .

9. Mắc hội chứng Down: Có tới 40 đến 70% nhóm trẻ mắc hội chứng Down thường bị  ngưng thở khi ngủ. Nếu không được điều trị, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, đặc biệt là phát sinh bệnh tâm thần.

10. Béo phì: Nhiều nghiên cứu công bố gần đây cho thấy có đến 30% trẻ em bị béo phì phát sinh chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu chậm điều trị chứng béo phì và có giải pháp giảm cân thì dễ phát triển bệnh cao huyết áp, kháng insulin và những căn bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan.

 Một số cách khắc phục:

Để giúp trẻ giảm bệnh ngáy ngủ, các bậc phụ huynh cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ, nên đi khám và điều trị kịp thời. Chú ý đến tư thế ngủ của trẻ; nên cho trẻ nằm nghiêng và gối đầu cao vừa phải. Không cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ, hạn chế những hoạt động hao nhiều năng lượng, sức lực. Cần tạo cho trẻ một môi trường sống lành mạnh, không khói bụi, chất độc hại, nhất là khói thuốc lá, hóa chất, thường xuyên giữ ấm phần cổ và ngực cho trẻ vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

Ngưng thở khi ngủ có thể điều trị bằng nhiều cách như giảm cân, chú ý tư thế ngủ của trẻ, nhất là khi nằm ngửa. Điều trị dị ứng mũi bởi dị ứng gây sưng và ứ dịch mũi, làm cho dòng khí thở vào ra bị tắc nghẽn. Ngoài ra, có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ, điều trị đồng thời những căn bệnh mà trẻ mắc phải, không tự ý mua thuốc về dùng hay điều trị theo lời đồn đại.

K.N (Theo HP -5/2014)


Ý kiến bạn đọc