Multimedia Đọc Báo in

Một số cách cầm máu theo Đông y

21:20, 06/03/2015

Chảy máu cam:

- Thanh tương tử (hạt mào gà trắng) sắc đặc, nhỏ vào trong mũi.

- Sơn chi tử (quả dành dành), hoặc lá ngải cứu sao cháy đen, tán mịn, thổi vào lỗ mũi.

- Thuốc uống trong: lá ngải cứu tươi: 12 g; lá trắc bá diệp: 10 g; sinh địa: 12 g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chảy máu do chấn thương:

Tóc rối hoặc xơ mướp già (bỏ hạt và vỏ khô bên ngoài) đốt tồn tính, nghiền mịn, rắc lên vết thương sau khi đã rửa sạch.

Rong kinh, băng huyết:

- A giao (đã sao phồng, tán mịn): 8 g; bồ hoàng (sao đen): 2 g. Hai thứ trộn đều, thêm chút rượu hòa chung với nước để uống. Nếu không uống được rượu thì uống với nước sôi để nguội cũng được.

- Lá hẹ ăn sống hoặc giã lấy nước uống, ngày 2 lần.

Đại tiện ra máu:

- Cỏ mực (sao đen): 15 g; lá trắc bá (sao đen): 15 g; đậu đen (sao đen): 20 g. Sắc đặc uống trong ngày.

- Kê quan hoa (hoa mào gà đỏ) khô tán nhỏ, mỗi lần uống 2 g, ngày 3 lần. Nếu tươi thì dùng 25-30 g, sắc đặc uống.

Nôn ra máu:

Củ sắn dây: 40g; cỏ mực (sao đen): 40 g; ngải cứu (sao đen): 40 g, tinh tre: 40 g; lá tre: 20 g; mạch môn (bỏ lõi): 12 g, sắc uống.

Ho ra máu:

Lá trắc bá (sao đen): 20 g; cỏ nhọ nồi (sao đen): 40 g; lá sen: 40 g; lá ngải cứu (sao đen): 20 g. Sắc uống trong ngày.

Phạm Thị Minh Nguyệt

(Hội Đông y tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.