Multimedia Đọc Báo in

Khi cộng đồng cùng tham gia phòng chống sốt xuất huyết

09:42, 17/01/2017

Xã Krông Na (huyện Buôn Đôn) có 9 thôn, buôn, dân số hơn 5.240 người, trong đó 75% là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Mặc dù địa bàn rộng, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nhờ làm tốt công tác huy động cộng đồng nên xã Krông Na đã triển khai phòng chống sốt xuất huyết có hiệu quả.

Do đặc thù là xã biên giới, nhu cầu giao thương đi lại của người dân rất cao nên trên địa bàn xã Krông Na tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh bùng phát. Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh, Trạm Y tế xã đã chủ động tham mưu cho UBND xã thành lập các tổ xung kích gồm nhiều thành phần: Ban tự quản thôn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, cán bộ y tế thôn - buôn… Mỗi tuần một lần, tổ xung kích đến từng hộ dân để trực tiếp hướng dẫn bà con thực hiện vệ sinh môi trường phòng bệnh sốt xuất huyết, như: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, cọ rửa các vật dụng chứa nước, lật úp các vật dụng, phế thải ứ đọng nước không cần thiết… nhằm loại bỏ nơi trú ngụ, sinh sản của muỗi. Bên cạnh đó, xã còn đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tại các điểm du lịch.

Cán bộ Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại xã Krông Na (huyện Buôn Đôn).
Cán bộ Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại xã Krông Na (huyện Buôn Đôn).

Nhờ vậy, trong năm 2016 toàn xã Krông Na chỉ có gần 70 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết thấp nhất so với các địa phương khác trong huyện Buôn Đôn. Ý thức của phần lớn người dân đã thay đổi, khi có dấu hiệu mắc sốt xuất huyết là đến ngay cơ sở y tế để điều trị.

Ông Y Sới Hwing, Phó Trưởng Trạm Y tế xã Krông Na cho biết: “Để tiếp tục duy trì công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, trong thời gian tới Trạm tiếp tục phối hợp với truyền thông xã đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết; duy trì đội xung kích, giảm dần số lần đi hướng dẫn thực hiện vệ sinh môi trường, từ 1 tuần/lần xuống còn 2 tuần/ lần và 1 tháng/lần khi người dân đã thực sự làm tốt công tác phòng chống sốt xuất huyết”. 

Xã Krông Na (huyện Buôn Đôn) có 9 thôn, buôn, dân số hơn 5.240 người, trong đó 75% là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Mặc dù địa bàn rộng, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nhờ làm tốt công tác huy động cộng đồng nên xã Krông Na đã triển khai phòng chống sốt xuất huyết có hiệu quả.

Phun thuốc diệt muỗi tại xã Krông Ana.
Phun thuốc diệt muỗi tại xã Krông Ana.

Do đặc thù là xã biên giới, nhu cầu giao thương đi lại của người dân rất cao nên trên địa bàn xã Krông Na tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh bùng phát. Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh, Trạm Y tế xã đã chủ động tham mưu cho UBND xã thành lập các tổ xung kích gồm nhiều thành phần: Ban tự quản thôn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, cán bộ y tế thôn - buôn… Mỗi tuần một lần, tổ xung kích đến từng hộ dân để trực tiếp hướng dẫn bà con thực hiện vệ sinh môi trường phòng bệnh sốt xuất huyết, như: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, cọ rửa các vật dụng chứa nước, lật úp các vật dụng, phế thải ứ đọng nước không cần thiết… nhằm loại bỏ nơi trú ngụ, sinh sản của muỗi. Bên cạnh đó, xã còn đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tại các điểm du lịch.

Nhờ vậy, trong năm 2016 toàn xã Krông Na chỉ có gần 70 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết thấp nhất so với các địa phương khác trong huyện Buôn Đôn. Ý thức của phần lớn người dân đã thay đổi, khi có dấu hiệu mắc sốt xuất huyết là đến ngay cơ sở y tế để điều trị.

Ông Y Sới Hwing, Phó Trưởng Trạm Y tế xã Krông Na cho biết: “Để tiếp tục duy trì công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, trong thời gian tới Trạm tiếp tục phối hợp với truyền thông xã đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết; duy trì đội xung kích, giảm dần số lần đi hướng dẫn thực hiện vệ sinh môi trường, từ 1 tuần/lần xuống còn 2 tuần/ lần và 1 tháng/lần khi người dân đã thực sự làm tốt công tác phòng chống sốt xuất huyết”. 

                Hương Xuân - Đình Thi


Ý kiến bạn đọc