Multimedia Đọc Báo in

Cả nước đã ghi nhận 10 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

20:13, 21/06/2017

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn số 789/KCB- NV ngày 14-6-2017 gửi các đơn vị trực thuộc yêu cầu tăng cường công tác điều trị sốt xuất huyết (SXH).

Theo đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố; thủ trưởng y tế các Bộ, ngành tiếp tục phổ biến, tập huấn, tập huấn lại "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue" ban hành theo Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 16-2-2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bác sĩ và điều dưỡng tham gia công tác khám, điều trị SXH của tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do đơn vị quản lý; tăng cường củng cố và duy trì hoạt động của “Nhóm điều trị SXH” và “Đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch SXH” tại các đơn vị khám, chữa bệnh để có thể thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết.

Một trẻ mắc SXH điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Một trẻ mắc SXH điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Đồng thời bảo đảm việc đáp ứng đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị, thuốc, dịch truyền, máu và các chế phẩm của máu, các lưu đồ xử trí để cấp cứu người bệnh; theo dõi, tổng hợp, thống kê tình hình bệnh dịch SXHD tại bệnh viện để đánh giá công tác tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị của tuyến dưới và các tỉnh có chuyển người bệnh đến bệnh viện xem đã phù hợp chưa, chuyển viện đã an toàn và hợp lý chưa để rút kinh nghiệm với các đơn vị. Tổng hợp các trường hợp tử vong, phân tích nguyên nhân tử vong, tổ chức rút kinh nghiệm và phổ biến kịp thời nhằm hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 36.437 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) Dengue tại 47 tỉnh/thành phố, trong đó có 10 trường hợp tử vong. Các trường hợp mắc SXH vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam và tăng cao tại khu vực miền Bắc.

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.