Thông tin khoa học – công nghệ mới
Nhựa plastic tự hủy hoàn toàn
Đây là sản phẩm nhựa phân hủy hoàn toàn được chế từ chất thải hữu cơ của công ty khởi nghiệp Full Cycle Bioplastics (FCB) Mỹ. FCB là công ty đầu tiên sản xuất nhựa phân hủy sinh học sử dụng chất thải hữu cơ có sẵn trong cuộc sống hằng ngày. Vật liệu nhựa này có tên polyhydroxyalkanoate (PHA), có thể phân hủy hoàn toàn, thậm chí còn dùng như thức ăn an toàn cho cá biển nếu chúng ăn phải. Nhựa sinh học nói trên được làm từ 100% vật liệu hữu cơ nên mang tính môi trường thân thiện có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, như chai đựng nước, đồ dùng dân dụng, túi xách... Loại nhựa này có thể phân hủy tự nhiên mà không gây ảnh hưởng đến đất và nước sinh hoạt.
Nhựa plastic có thể tự phân hủy trong tự nhiên. |
Vườn rau kỹ thuật số
Công ty Party của Nhật Bản vừa trình diễn một sản phẩm độc đáo mang tên vườn rau kỹ thuật số Digital Vegetables (DV). Đây là vườn rau công nghệ cao được trang bị đèn LED, tự động phát ra ánh sáng và âm nhạc khi chạm vào. DV sử dụng ánh sáng ảo và dàn nhạc thực vật tạo ra một không gian giải trí đầy hấp dẫn. Du khách có thể chạm, ngửi và nghe âm thanh phát ra từ cây trồng.
Theo website của Party, thực chất DV là nhà kính được trang bị đèn LED với nhiều loại rau quả được trồng bên trong, khi du khách vào bên trong, cọ sát vào các sản phẩm này nó sẽ tạo ra chuỗi ánh sáng kèm âm thanh. Ví dụ, cà chua đại diện cho đàn violin, cà rốt là trumpet, cải bắp, đậu củ cải nhỏ là sáo, khoai lang là đàn piano, cà chua là đàn harp, bí ngô là clarinet.
Mái nhà bê tông tạo điện năng
Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (SFIT) vừa phát triển thành công một mái nhà bê tông có khả năng sản xuất điện từ ánh sáng mặt trời, giúp chủ nhân tự sản xuất được điện năng sạch sử dụng hằng ngày. Đây là mái nhà bê tông dạng vòm, cao 7,5 m, dày 3-12 cm, bên ngoài phủ lớp pin năng lượng mặt trời, khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào nó sẽ sản sinh năng lượng.
Mái bê tông làm từ nhiều lớp, như lớp làm mát, lớp cách nhiệt và lớp ngoài cùng là tế bào quang điện để gom ánh sáng mặt trời chuyển đổi thành điện năng. Dàn giáo mái là mạng lưới dây thép căng, sau đó phun bê tông lên. Bê tông phun phải đủ ướt nhưng cũng đủ chắc chắn để tạo bề mặt liên kết thẳng đứng. Cấu trúc bê tông phức tạp này sử dụng ít nguyên liệu hơn so với mái truyền thống. Các tấm pin mặt trời gắn trên mái không phải là mới nhưng là phiên bản đã qua cải tiến nên hiệu suất chuyển đổi nhiệt rất cao. Dự kiến, mái bê tông sinh nhiệt này sẽ được lắp đặt lần đầu cho tòa nhà chung cư HiLo vào năm 2018.
Nam Bắc Giang
(Dịch từ UC/MC/FC/SC/DTC/KC/NO-10/2017)
Ý kiến bạn đọc