Multimedia Đọc Báo in

Cuối tháng 5 sẽ có thêm 100.000 liều vắc xin viêm não mô cầu nhập về Việt Nam

16:52, 22/05/2018

Trước lo ngại về dịch bệnh viêm não mô cầu bùng phát, trong năm 2018 sẽ có khoảng 800.000 liều vắc xin phòng bệnh này được nhập về Việt Nam để phục vụ nhu cầu của người dân.

Thông tin từ ngành Y tế, ngày 20-4-2018 đã có 125.000 liều vắc xin VA-Mengoc-BC được nhập khẩu vào Việt Nam. Trong đó có 49.000 liều đã có kết quả kiểm định của Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế đạt yêu cầu, sẵn sàng cung ứng cho các cơ sở tiêm chủng có nhu cầu; 76.000 liều còn lại đang chờ kết quả kiểm định trước khi đưa ra lưu hành tại Việt Nam. Dự kiến, cuối tháng 5 này sẽ có 100.000 liều tiếp theo được nhập khẩu vào Việt Nam. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Vi khuẩn não mô cầu có nhiều type và thường hay gặp nhất là type A, B và C. Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa tuổi trẻ. Bệnh xuất hiện đột ngột với triệu chứng: sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Vì thế, để phòng bệnh người dân nên tiêm phòng vắc xin phòng bệnh não viêm mô cầu.

Được biết, mới đây đã ghi nhận một số trường hợp mắc não mô cầu ở Hưng Yên và Hà Nội, nhiều người từng tiếp xúc với các bệnh nhân này phải áp dụng các biện pháp dự phòng.

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.