Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh

16:59, 25/05/2018

Chiều 25-5, Sở Y tế đã tổ chức Hội thảo Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong khám chữa bệnh và triển khai nhân rộng Đề tài “Phần mềm quản lý hoạt động trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh”.

Tham dự hội thảo có lãnh đạo Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Bảo hiểm xã hội tỉnh và một số đơn vị hữu quan; đại diện các bệnh viện và trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.
Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Tại hội thảo, Giám đốc Sở Y tế Doãn Hữu Long cho biết, ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế là giải pháp đồng bộ, tập trung dữ liệu từ khâu tiếp nhận tại cơ sở y tế đến khâu giám định, thanh toán tại cơ quan BHXH. Hệ thống được xây dựng với mục tiêu chuẩn hóa và ban hành các danh mục dùng chung về quản lý khám chữa bệnh và các cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ công tác giám định và thanh toán bảo hiểm y tế. Đến thời điểm này, tất cả các bệnh viện trên địa bàn đã sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện, đáp ứng được nhu cầu, đảm bảo phục vụ các hoạt động khám chữa bệnh.

Giám đốc Sở Y tế Doãn Hữu Long phát biểu tại Hội thảo.
Giám đốc Sở Y tế Doãn Hữu Long chia sẻ về ứng dụng CNTT trong khám chữa bệnh tại Hội thảo.

Để mở rộng ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh đến tuyến xã, mới đây Sở Y tế đã triển khai “Phần mềm quản lý hoạt động khám chữa bệnh tuyến xã MMS.Net” với mục tiêu đến hết năm 2019 sẽ nhân rộng đến 184 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Đến nay, đã có 29 trạm y tế xã, phường, thị trấn của  TP. Buôn Ma Thuột và huyện Cư Kuin đã triển khai phần mềm này, đạt yêu cầu đặt ra của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam.

Kim Oanh
 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.