Multimedia Đọc Báo in

Việt Nam đã có vắc xin Hexaxim 6 trong 1 thế hệ mới

09:37, 25/06/2018

Thông tin từ ngành Y tế, vắc xin Hexaxim 6 trong 1 thế hệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội đã có mặt tại Việt Nam.

Vắcxin Hexaxim 6 trong 1 mới là dạng hỗn dịch bơm sẵn trong kim tiêm, có tác dụng ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib và bại liệt. Dòng vắc xin này lưu hành trên thế giới từ năm 2013, hiện đã được cấp phép lưu hành tại trên 100 quốc gia. Trước khi về Việt Nam, vắc xin này đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được Bộ Y tế cấp phép.

Theo các chuyên gia y tế, vắc xin Hexaxim 6 trong 1 giúp thời gian tiêm chủng cho trẻ được rút ngắn, góp phần đơn giản hóa việc tiêm phòng, tiện dụng cho đối tượng tiêm chủng và mang lại hiệu quả miễn dịch cao. Các nghiên cứu của Hexaxim với các vắc-xin 6 trong 1 khác thì Hexaxim không có sự khác biệt nhiều về phản ứng phụ toàn thân và tại chỗ, đồng thời không có tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra trong vòng 30 ngày và 6 tháng sau khi tiêm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều biến đổi phức tạp, nhiều loại vắc xin tổng hợp như 5 trong 1 và 6 trong 1 nhập về Việt Nam luôn trong tình trạng cung không đủ cầu thì sự ra đời của vắc xin Hexaxim 6 trong 1 thế hệ mới  từ nhà sản xuất Sanofi Pasteur sẽ góp phần bù đắp tình trạng thiếu hụt vắc xin và nhu cầu tiêm phòng của người dân.

Được biết, hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng vẫn đang sử dụng vắc xin 5 trong 1 toàn tế bào (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib) để tiêm cho trẻ. So với vắc xin 6 trong 1 thế hệ mới, vắc xin 5 trong 1 toàn tế bào thường có phản ứng nhẹ sau tiêm như sốt, đau tại chỗ tiêm cao hơn. Tuy nhiên so sánh về những phản ứng nặng (nếu có) thì cả hai loại vắc xin có tỷ lệ như nhau.

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.