Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường truyền thông, vận động phụ nữ mang thai tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván

14:49, 03/08/2018

Sở Y tế đã có công văn số 1858/SYT-KHNVY ngày 1-8 gửi Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh và Trung tâm Y tế, Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh uốn ván sơ sinh.

Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường truyền thông, vận động phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh uốn ván, khám thai định kỳ và sinh tại cơ sở y tế để phòng bệnh uốn ván sơ sinh cho trẻ, đặc biệt tại các xã vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; có kế hoạch triển khai, rà soát tỷ lệ tiêm chủng vắc xin uốn ván cho các đối tượng trên địa bàn, phát hiện sớm các vùng dân cư, thôn buôn có tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp để có kế hoạch tiêm vét vắc xin uốn ván kịp thời.

1.JPG
Một trường hợp uốn ván sơ sinh điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Đối với Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố, Sở Y tế yêu cầu thực hiện truyền thông, giáo dục cho các bà mụ vườn hiểu và không thực hiện việc đỡ đẻ khi chưa đủ điều kiện, không có chuyên môn, chứng chỉ hành nghề; hướng dẫn bà mẹ đến cơ sở y tế để được thăm khám và bảo đảm an toàn khi sinh đẻ.

Sở Y tế cũng giao Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát tại các địa bàn có tập quán sinh đẻ tại nhà và có kế hoạch can thiệp kịp thời.

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.