Multimedia Đọc Báo in

Phấn đấu đến năm 2025:

90% trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo nhu cầu

22:42, 23/01/2019

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018 - 2025 nhằm bảo đảm cho trẻ em đến 8 tuổi được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần; được bình đẳng tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo độ tuổi.

Ca
Một tiết mục văn nghệ của các em học sinh Trường Mẫu giáo Hoa Thủy Tiên (huyện Krông Năng).

Theo đó, phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có 90% trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo nhu cầu và phù hợp với độ tuổi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội. 100% cán bộ làm công tác liên quan đến trẻ em tại các cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ em, cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cán bộ tại cộng đồng và 70% cha mẹ, người chăm sóc trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan đễ hỗ trợ, chăm sóc phát triển toàn diện trẻ. 50% đơn vị cấp huyện xây dựng thí điểm mạng lưới kết nối và chuyển tuyến các dịch vụ chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em. Triển khai theo dõi, đánh giá nhu cầu của trẻ em đến 8 tuổi và thí điểm mô hình chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em tại gia đình và cộng đồng.

Để hoàn thành những chỉ tiêu đề ra, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời cho cộng đồng; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác trẻ em; tư vấn, hướng dẫn, giáo dục cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em các kỹ năng chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, mạng lưới kết nối chuyển tuyến dịch vụ hỗ trợ chăm sóc trẻ phát triển toàn diện những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng…

Bảo Ngọc

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.